Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

THI THPT QUỐC GIA 2018: Trắc nghiệm sinh lý thực vật - động vật

1
Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. K+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
B. Na+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
D. SO42-  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
2
Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào  
A. dịch mô                  B. dịch bào              C. màng trước xi náp                         D. khe xináp
3
Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?
A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp
B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp
C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp
D. Xung thàn kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp
4
Ý nào sau đây đúng?
A. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin                     
B. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học axêtincôlin
C. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học
D. Xináp là diện tiếp xúc các tế bào cạnh nhau
5
Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?
A. Các CTGHH gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
B. Các chất trung gian hoá học (CTGHH) trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
D. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.
6
Trong xináp, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở
A. chùy xináp                   B. màng trước xináp             
C. màng sau xináp           D. khe xináp
7
Trong cơ chế truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng sau        
 A. đảo cực             B. tái phân cực          C. mất phân cực         D. đảo cực và tái phân cực         
8
Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành
A. axêtat và côlin        B. axit axetic và côlin       C. axêtin và côlin           D. estera và côlin
9
Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xinap à Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Màng sau xinap.
B. Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Khe xinap à Màng sau xinap.
C. Màng sau xinap à Khe xinap à Chuỳ xinap à Màng trước xinap.
D. Chuỳ xinap à Màng trước xinap à Khe xinap à Màng sau xinap.
10
Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?
A. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.
B. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.
C. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
D. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
11

Tập tính nào sau đây không thuộc tập tính bẩm sinh?
A. Chim xây tổ                                   B. Mèo bắt chuột
C. Tò vò đào hố đẻ trứng                    D. Người qua đường dừng lại khi gặp đèn đỏ
12
Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ, đây là tập tính
A. thứ bậc                   B. vị tha                      C. bảo vệ lãnh thổ                        D. di cư
13
Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa, đây là tập tính
A. kiếm ăn                  B. bảo vệ lãnh thổ                   C. sinh sản                        D. di cư
14
Học tập và vận dụng kiến thức mới để giải được bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế … quá trình học tập và vận dụng kiến thức đó thuộc loại tập tính nào?
A.  Quen nhờn.               B. Điều kiện hóa đáp ứng.             C. Học ngầm.              D. Học khôn
15
Hình thức học tập nào chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh Trưởng?
A. In vết                      B. Học khôn                            C. Học ngầm                        D. Quen nhờn
16
Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đó là hình thức học tập nào?
A.  Quen nhờn.                           B. Điều kiện hóa đáp ứng.        
C. Điều kiện hoá hành động       D. Học khôn
17
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện
B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron
C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi        
D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ
18
Tập tính quen nhờn là:
A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
19
In vết là:
A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày sau.
D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.
20
Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:
A.  Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.        
B. Sống trong môi trường đơn giản.
C. Không có thời gian để học tập.               
D. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.
21
Tập tính học được là:
A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.
22
Tập tính động vật là:
A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
23
Điều kiện hoá đáp ứng là:
A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.
C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.
D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.
24
Điều kiện hoá hành động là:
A. Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà  sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
C. Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
D. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
25
Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.
B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.
C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
D. Vì chất trun gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.
26
Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
27
Học ngầm là:
A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự.
B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng.
C. Những điều học được không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng.
D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
28
Học khôn là:
A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới
29

Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học khôn.          B. Học ngầm.             C. Điều kiện hoá hành động.        D. Quen nhờn
30
Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh.               B. Phần lớn là tập tính học tập.
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.        D. Toàn là tập tính học tập.

31
Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập:
A. Học ngầm.                          B. Điều kiện hoá đáp ứng.            
C. Học khôn.                           D. Điều kiện hoá hành động.
32
Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Điều kiện hoá đáp ứng.      B. Học ngầm.           
C. Điều kiện hoá hành động.   D. Học khôn.
33
Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh.               B. Toàn là tập tính tự học.
C. Phần lớn tập tính tự học.               D. Phần lớn là tập tính bảm sinh.
34

Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở
A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm                                       
B. chỉ xảy ra ở cây  hai lá mầm
C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
35
Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên        
B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh
C. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên           
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
36
Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
A. Tầng sinh mạch                 B. Tầng sinh bần          
C. Mạch rây thứ cấp              D. Mạch gỗ thứ cấp
37
Mô phân sinh là:
A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể
B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục               
C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ
D. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân
38
Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A. Làm cho thân cây dài và to ra                      B. Làm cho rễ dài và to ra
C. Làm cho thân và rễ cây dài ra                       D. Làm cho thân cây, cành cây to ra
39
Hình thức sinh trưởng ở cây hai lá mầm là:
A. sinh trưởng sơ cấp                   B. sinh trưởng thứ cấp
C. sinh trưởng sơ cấp ở thân trưởng thành và sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non
D. sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
40
Loại mô nào tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm?
A. Mô phân sinh đỉnh     B. Mô phân sinh lóng    C. Mô phân sinh bên      D. Mô phân sinh thân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét