Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Ôn thi tốt nghiệp 2009: Trắc nghiệm qui luật di truyền 45 phút

1.Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai F 2

A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. đều quả đỏ.

C. 5 quả đỏ: 7 quả vàng. D 9 quả đỏ: 7 quả vàng.

2.Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng, tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật

A. phân ly. B .di truyền trội không hoàn toàn.

C. tác động cộng gộp. D. tác động gen át chế.

3.Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của

A. lai thuận nghịch. B. tự thụ phấn ở thực vật.

C. lai phân tích. D. lai gần.

4.Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội.

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.

phân tính.

5.Kiểu hình F1 và F2 trong trường hợp lai một cặp tính trạng trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn do

A. tính trạng phân ly riêng rẽ.

B. mức lấn át của gen trội và gen lặn.

C. ảnh hưởng của môi trường.

D. các gen đã đồng hoá nhau.

6.Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

7. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1

A. 2^n . B. 3^n . C. 4^n . D. (1/2)^n.

8.Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

B. 2^n . B. 3^n . C. 4^n . D. (1/2)^n.

9.Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là

C. 2^n . B. 3^n . C. 4^n . D. (1/2)^n.

10.Với 4 cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

A. 8. B. 16. C. 64. D. 81.

11.Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, đời lai thu được tỉ lệ 1:1, hai tính trạng đó đã di truyền

A. độc lập. B. liên kết hoàn toàn.

C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.

12.Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn?

Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 NST.

Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.

Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.

13.Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.

B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân.

C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.

D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.

14.Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì

các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.

các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.

chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.

hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.

15.Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen ?

A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử.

B. Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.

C. Tuỳ loài sinh vật, tuỳ giới tính.

D. Tuỳ khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

16.Điều không đúng khi nhận biết về hoán vị gen là căn cứ vào

A. kết quả lai phân tích.

B. kết quả tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1.

C. tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai khác các quy luật di truyền khác-di truyền độc lập, liên kết gen hoàn toàn.

D. số các tổ hợp ở đời lai luôn ít.

17.Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì

đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.

giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.

trong cơ thể có thể đạt tần số hoán vị gen tới 50%.

trong kỳ đầu I giảm phân tạo giao tử tất cả các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng đồng đã xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.

18.Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn tự thụ phấn có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21%, hai tính trạng đó di truyền

A. độc lập. B. liên kết hoàn toàn.

C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.

19.Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền

A. độc lập. B. liên kết hoàn toàn.

C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.

60.Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 4%, hai tính trạng đó di truyền

A. độc lập.

B. liên kết không hoàn toàn.

C. liên kết hoàn toàn.

D. tương tác gen.

21.Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb.

C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB.

22.Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:1 vàng- nhăn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb.

C. AaBb x AABb. D. AaBb x AABB.

23.Trong các phép lai sau phép lai có khả năng cao nhất để thu được một cá thể với kiểu gen AABb trong một lứa đẻ là

A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb.

C. AaBb x AABb. D. AaBb x AABB.

24.Trường hợp các gen không alen(không tương ứng)khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác

A.át chế hoặc cộng gộp. B. át chế.

C. bổ trợ D. cộng gộp.

25.Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác

A. bổ trợ. B. Trội không hoàn toàn.

C. cộng gộp. D. đồng trội.

26.Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã

A. làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.

B. làm cho tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai.

C. tạo nhiều biến dị tổ hợp.

D. tạo dãy biến dị tương quan.

27.Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. liên kết giới tính. B. tương tác bổ trợ.

C. tương tác cộng gộp. D. phân li.

28.Trong một tổ hợp lai giữa 2 dòng hành thuần chủng một trắng và một đỏ, F1 đều củ trắng và F2 thu được 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ.

C. tương tác cộng gộp. D. phân li.

29.Ở một loài động vật, khi cho lai giữa cá thể có lông trắng với cá thể lông màu đều thần chủng, F1 100% lông trắng, F2 thu được 13/16 lông trắng: 3 /16 lông màu. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ.

C. tương tác cộng gộp. D. phân li.

30.Ở một loài động vật, khi cho lai giữa cá thể có lông trắng với cá thể lông đen đều thần chủng, F1 100% lông đen, F2 thu được 9/16 lông đen: 3 /16 lông nâu:4/16 lông trắng Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ.

C. tương tác cộng gộp. D. phân li.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét