Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009

Trắc nghiệm sinh thái ôn thi đại học

Câu 1. Cây tầm gửi và cây chủ có mối quan hệ nào là đúng nhất?
A. Hội sinh
B. Kí sinh hoàn toàn
C. Cộng sinh.
D. Bán kí sinh

Câu 2. Cá ép sống bám trên cá lớn thể hiện mối quan hệ nào là đúng nhất?
A. Hợp tác
B. Kí sinh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh

Câu 3. Cây kiến có lá phình to trong có khoang kiến rất thích làm tổ, thức ăn kiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây. quan hệ của kiến và cây kiến là dạng:
A. Cộng sinh
B. Hội Sinh
C. Hợp tác
D. Kí sinh

Câu 4. biểu hiện quan hệ sinh thái nào sau đây là quan hệ hội sinh?
A. Cá ép sống bám trên cá mập, cá voi để được mang đi kiếm mồi và hô hấp thuận lợi.
B. Sáo ăn ve, bét dưới lớp lông của trâu , bò.
C. Dây tơ hồng sống bám trên cây chủ và hút chất hữu cơ của cây chủ.
D. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

Câu 5. Một khu rừng bị bão tàn phá, Sau 50 năm, khu vườn được phục hồi gần giống như trước đó. Quá trình phục hồi được gọi là:
A. Diễn thế phân huỷ.
B. Diễn thế tái sinh
C. Diễn thế nguyên sinh
D. Diễn thế thứ sinh

Câu 6. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:
A. Giới hạn sinh thái
B. Khống chế sinh học
C. Cân bằng quần thể
D. Ức chế cảm nhiễm.

Câu 7. Để diệt sau đục thân, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. đó phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:
A. Cạnh tranh cùng loài
B. Cân bằng quần thể
C. Cân bằng sinh học
D. Khống chế sinh học

Câu 8. Một đĩa thí nghiệm có cấy môi trường dinh dưỡng vô sinh với 2 loài đang phát triển là tảo lục và vi khuẩn phân huỷ có thể xem là:
A. Hỗn hợp loài
B. 2 Quần thể
C. Hệ sinh thái
D. Quần xã

Câu 9. Cho chuỗi thức ăn chưa hoàn chỉnh sau:
Bầu ( bí) –> rệp cây –> (A) –> nhện –> vi sinh vật phân giải
(A) thuộc loài nào?
A. Ong
B. Chim nhỏ
C. Châu chấu
D. Bọ rùa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét