I.THƯỜNG BIẾN-MỐI QUAN HỆ GIỮA KG-MT-KH
DNA à mRNA à polypeptide à protein à Tính trạng
à Sự biểu hiện của gene qua nhiều bước nên bị nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài chi phối.
1.VD:
*Cây rau mác:
MÔI TRƯỜNG | HÌNH THÁI LÁ |
Không khí | Lá bản dài nhỏ, giống mũi mác. |
Mặt nước | Lá hình bản rộng |
Trong nước | Lá hình bản dài. |
*Thỏ Himalaya:
VỊ TRÍ | MÀU SẮC LÔNG |
Đầu mút cơ thể | Lông đen |
Phần còn lại của cơ thể | Lông trắng |
2.Định nghĩa: Là những biến đổi về kiểu hình
· Của: cùng một KG
· Phát sinh: trong quá trình phát triển cá thể
· Dưới ảnh hưởng: của môi trường.
3.Bản chất: Đó là mối quan hệ giữa KG, môi trường và kiểu hình.
MT1 + KG = KH1
MT2 + KG = KH2
…
MTn + KG = KHn
MTj + KG = KHj ( j є (1: n) )
4.Hệ quả:
-Bố mẹ truyền cho con KG mà không phải những tính trạng đã hình thành sẵn.
-KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
II.MỨC PHẢN ỨNG:
1.VD:
-Về số lợn con sinh ra ở lợn nái.
-Vi khuẩn là nhóm sinh vật có mức phản ứng rộng nhất với môi trường.
2.Định nghĩa: Là giới hạn biểu hiện (thường biến) của một KG trước các điều kiện môi trường khác nhau.
III.Ý NGHĨA: Khi xét trên mối quan hệ giữa 3 yếu tố: KG, MT và KH.
1.Trong chọn giống:
KG:(Giống): Quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi cây trồng.
MT (chủ yếu là tác động của con người): Kĩ thuật SX " tạo điều kiện tối ưu.
KH (năng suất, phẩm chất, thẩm mỹ): Là kết quả tác động của cả giống và yếu tố kĩ thuật.
ÊCần nuôi, trồng đúng kĩ thuật " mới phát huy hết phẩm chất của giống.
ÊCần phải không ngừng cải tiến giống à Để vượt qua giới hạn năng suất của giống hay mức phản ứng.
2.Trong tiến hoá:
-Loài nào có mức phản ứng càng rộng thì phân bố càng rộng, tức là càng thích nghi với môi trường sống.
3.Trong học tập:
-Mỗi tập thể, mỗi cá nhân cần xây dựng một môi trường học tập tốt để phát huy hết được khả năng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét