Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý THÊM ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN SINH HỌC

từ 24H
Đừng máy móc
Trong ví dụ dưới đây, thí sinh suy nghĩ máy móc và giản đơn sẽ loại bỏ đáp án đúng là D mà chọn một trong các đáp án sai (nhiều thí sinh thường chọn phương án B).


Cho biết trình tự các nuclêotit trên mạch gốc của gien như sau:


1 2 3 . . . 220 221 222 223 224 225...
T A X T X T... A T T A A T X A


Một đột biến làm mất cặp nucleotit thứ 80; protein do gien đột biến mã hóa có cấu trúc thay đổi như thế nào?


A. Protein đột biến có số axít amin không đổi, 46 axít amin thay đổi từ aa26.


B. Protein đột biến mất 1 aa, có 46 aa thay đổi từ aa25 đến aa71.


C. Protein đột biến có số axít amin không đổi, có 47 aa thay đổi từ aa26 đến aa72.


D. Protein đột biến thêm 1 aa, có 47 aa thay đổi từ aa26 đến aa72.


Các em hãy đọc kỹ đề để thấy đáp án đúng rõ ràng là D?



Về nội dung bài làm, thí sinh cần lưu ý câu hỏi nằm ở phần nào thì câu trả lời đúng phải phù hợp với nội dung kiến thức trong bộ sách giáo khoa (SGK) tương ứng. Ví dụ: Hỏi “Hệ sinh thái lớn nhất là?”. Đáp: “Trái đất – trang 186 SGK cơ bản”; đáp: “Sinh quyển – trang 259 SGK nâng cao”. 

Từ đề thi đã ra năm 2009, thí sinh cần chú ý rút kinh nghiệm, đọc thật cẩn thận các câu hỏi để chọn câu trả lời chính xác.
Ví dụ: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gien AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường, hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: 
A. 2.                
B. 6. 
C. 4. 
D. 8.
           Thí sinh không đọc kỹ đề, thấy “cá thể có kiểu gien AaBbddEe” gồm 3 cặp gien dị hợp thì thường chọn đáp án D, vì nghĩ ngay đến 2^3 = 8 mà quên rằng mỗi tế bào sinh tinh khi giảm phân bình thường chỉ cho 2 loại giao tử mà đề cho “có 3 tế bào sinh tinh”, nên đáp án đúng là 2x3 = 6.
           Tóm lại, để đạt được điểm cao, thí sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải hiểu đúng nội dung câu hỏi và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức cơ bản để áp dụng vào từng câu hỏi cụ thể. 
hí sinh sẽ làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm nên về kỹ thuật, cần lưu ý ghi đầy đủ (bằng bút mực) và tô các ô tương ứng (bằng bút chì) vào phần phách tất cả 10 chi tiết của tờ phiếu trả lời. Đặc biệt 2 nội dung tuyệt đối không để có sai sót là số báo danh và mã đề thi. Mỗi câu hỏi chỉ được chọn một phương án trả lời đúng nhất, do đó khi muốn thay đổi lựa chọn thì cần phải tẩy xóa thật sạch phương án cũ. 

           Nên nhớ là từ câu 1 đến câu 40, nếu máy tính nhận dạng một câu nào có 2 phương án trả lời thì câu đó không được chấm điểm. Đây là lý do chính khiến nhiều thí sinh sau khi dò đáp án thấy mình đạt điểm rất cao, nhưng khi ra điểm thực tế lại mất đi đến 1 - 2 điểm mà vẫn không hiểu tại sao? Đặc biệt đối với phần lựa chọn, thí sinh chỉ được làm một trong 2 phần. Do đó, nếu thay đổi phần lựa chọn trong quá trình làm bài nhưng tẩy xóa không thật kỹ, vẫn còn những vết mờ trên phiếu trả lời, dù chỉ ở một câu duy nhất thì cũng sẽ mất trọn vẹn 2 điểm của phần này (vì không được chấm điểm cả 2 phần).

        Tóm lại trong phần bài làm, thí sinh cần chú ý tô thật kín và tẩy thật sạch để mỗi câu hỏi chỉ có một phương án trả lời và chọn lựa cẩn thận trước khi làm một trong 2 phần lựa chọn A (cơ bản) hoặc B (nâng cao). Thí sinh làm liên tục từ câu 1 đến câu 50, câu dễ tô đen đáp án đúng, câu khó cho qua (không dừng lại quá lâu). Lần thứ 2 cũng làm như vậy. Cuối cùng còn lại những câu khó. Nếu quên hoặc không hiểu thì dùng phép loại suy (loại những sự lựa chọn không đúng sẽ suy ra được đáp án đúng). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét