a) Tần số gen và tần số kiểu gen ở một locut có 2 alen:
* Cách tính tần số kiểu gen:
Thông thường dùng mô hình toán học đơn giản đối với locut có 2 alen. Ví dụ, xét tới gen Aa trong quần thể tồn tại 3 kiểu gen: AA, Aa. aa.
Nếu gọi:
N là tổng số cá thể
D là tổng số cá thể mang gen AA
H là tổng số cá thể mang gen Aa
R là tổng số cá thể mang gen aa
Ta có: N = D + H + R
Gọi tần số tương đối của kiểu gen AA là d
Gọi tần số tương đối của kiểu gen Aa là h
Gọi tần số tương đối của kiểu gen aa là r, ta có tần số tương đối của các kiểu gen:
* Cách tính tần số gen:
Từ tần số tuyệt đối của kiểu gen, có thể tính được tần số truyệt đối của gen. Vì mỗi cá thể trong quần thể mang 2 alen. Gọi tần số gen A là P, gen a là q:
PA + qa = 2N
PA = 2D + H
qa = 2R + H
Khi chia tần số tuyệt đối của alen cho 2N ta tính được tần số tuyệt đối của alen:
b) Định luật Hacđi – Vanbec
- Nếu một locut có 2 alen ta có PA + qa = 1. Sự kết hợp ngẫu nhiên của trứng và tinh trùng: (PA + qa) (PA + qa) sẽ tạo sự phân bố kiểu gen: P2(AA) + 2Pq(Aa) + q2(aa) = 1.
- Nếu ở 1 locut có nhiều alen khác nhau thì sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ tuân theo luật giao phối. Ví dụ, ở một locut có 3 alen: A1, A2, A3:
PA1 + qA2 + rA3 = 1
P2A1A1 + q2A2A2 + r2A3A3 + 2PqA1A2 + 2PrA1A3 + 2qrA2A3 = 1
Nếu các gen nằm trên NST giới tính thì tần số của 1 trong 2 alen không bao giờ đạt tới 0,5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét