Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Chuyên đề môn sinh LTĐH: QUY LUẬT DI TRUYỀN-Liên kết gen

   Di truyền liên kết được Moocgan phát hiện vào năm 1910 trên đối tượng ruồi giấm khi thực hiện phép lai giữa 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. Một dòng thân xám, cánh dài, dòng kia thân đen, cánh cụt. Đời lai F1 đồng loạt có cùng kiểu hình thân xám, cánh dài. Chứng tỏ thân xám, cánh dài là trội so với thân đen, cánh cụt. Đưa lai ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được đời lai phân tích, 2 phân lớp kiểu hình có tỉ lệ bằng nhau: thân xám, cánh dài và thân đen cánh cụt. Kết quả trên được giải thích như sau: Cơ thể cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ tạo ra một loại giao tử. Ruồi đực dị hợp tử về 2 cặp gen trong trường hợp này chỉ tạo được 2 loại giao tử, chứng tỏ ở ruồi đực hai cặp gen cùng tồn tại trên một NST liên kết với nhau hoàn toàn.
   Điều giải thích trên thấy rõ ở sơ đồ sau:
 
P
AB
AB
(Thân xám, cánh dài)
x
ab
ab
(Thân đen, cánh cụt)
GP:
AB
ab
F1:

AB
ab


   Lai phân tích:

AB
ab
x
ab
ab


(Thân xám, cánh dài)

(Thân đen, cánh cụt)
GP:
AB : ab
ab

FB:
Kiểu gen (2)     1
AB
ab
:
1
ab
ab
          Kiểu hình (2)     1 Thân xám, cánh dài    :  1 thân đen, cánh cụt
   
   Trên cơ sở đó có thể phát biểu nội dung của định luật di truyền liên kết gen như sau:
   Các gen nằm trên một NST phân li cùng với nhau và làm thành một nhóm liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài là tương ứng với số NST trong giao tử của loài đó. Số nhóm tính trạng liên kết là tương ứng với số nhóm gen liên kết.
   Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng qui định bởi các gen trên cùng một NST. Loài giữ được những đặc tính di truyền riêng biệt. Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét