Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Lí thuyết sinh học 12 OTTN là LTĐH 2011 (phần 5)

VIII. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Quá trình hình thành sinh giới chia làm 3 gđ:
1. Tiến hóa hóa học:  Là quá trình hình thành các đại phân tử hữu cơ tự nhân đôi gồm 3 bước:
- Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn gian như axit amin, axit béo, đường đơn, nu từ các chất vô cơ nhờ nguồn NL tự nhiên như sấm sét, tiaử ngoại, núi lửa… (1920, Theo thuyết Operin và Handan)
+ CM thực nghiệm (1953, Milơ và Urây): Phóng điện liên tục vào bình thủy tinh đựng các loại khí như CH4, NH3, H2 và hơi nước đã tạo được các chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin.
- Hình thành các đại phân tử hữu cơ (A. nucleic, cacborhidrat, lipit, protein) từ các chất hữu cơ đơn giản.
+ CM thực nghiệm (1950, Fox): Đun nóng hỗn hợp aa khô ở nhiệt độ 150-180oC tạo được các chuỗi polipeptit ngắn.
- Hình thành cơ chế tự nhân đôi, dịch mã:
+ Theo các nhà khoa học, phân tử tự nhân đôi đầu tiên ko phải là ADN mà là ARN. ARN khi mới hình thành có khả năng tự tổng hợp các đoạn ngắn mà ko cần enzim và có thể đóng vai trò xúc tác như enzim (protein). ARN có khả năng tự nhân đôi, có hoạt tính enzim tốt hơn được nhân lên. Từ ARN, ADN được tổng hợp và đã thay thế vai trò của ARN trong chức năng lưu trữ và bảo quản thong tin di truyền trong TB.
+ Cơ chế dịch mã đầu tiên được hình thành do sự lien kết yếu giữa các aa với các nu trên ARN.
Cơ chế tự nhân đôi và cơ chế dịch mã có thể hình thành trong giai đoạn hình thành các phức hợp ARN và polipeptit được bao bọc bởi màng bán thấm.
2. Tiến hóa tiền sinh học:
- Sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ với nồng độ cao trong đại dương làm xuất hiện các cấu trúc như giọt coaxecva. Các phân tử lipit do có tính kị nước đã tạo nên lớp màng bao bọc các đại phân tử khác à TĐC một cách chọn lọc. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ trong màng lipit (coaxecva) có khả năng tự nhân đôi, chuyển hóa vật chất, ST được CLTN giữ lại và hình thành nên tb sơ khai.
3. Tiến hóa sinh học: từ khi có SV
IX. PHÁT TRIỂN SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
1. Hóa thẠch và vai trò cỦa các hóa thẠch
a) Hóa thạch :
- Là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
- Có 3 loại hóa thạch:Hóa thạch là những xác nguyên vẹn, hóa thạch bằng đá( khuôn trong ) hóa thạch dưới dạng dấu vết ( khuôn ngoài).
b) Vai trò của các hóa thạch trong nguyên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Căn cứ vào tuổi đất đá có chứa hóa thạch có thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại
- Từ tuổi hóa thạch có thể suy ra lịch sử xuất hiện diệt vong của sinh vật và mối quan hệ giữa các loài
- Hóa thạch cung cấp những bằng chứng về lịch sử vỏ trái đất.
VD: Ur238 bán rã là 4,5 tỉ năm xác định tuổi hóa thạch và đất đá trên hàng triệu năm. C14 chu kì bán rã là 5730 năm xác định tuổi đất đá và hóa thạch lên đến 75000 năm.
2. LỊch sỬ phát triỂn cỦa sinh giỚi qua các đẠi đỊa chẤt
a) Hiện tượng trôi dạt lục địa
- Lớp vỏ của trái đất không phải là một khối thống nhất  mà được chia thành những  vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.
- Hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu trái đất.
b) Sinh vật trong các đại địa chất. SGK
* Sự phân chia các đại địa chất chủ yếu dựa vào sự biến đổi lớn về ĐK địa chất khí hậu.
- Đại thái cổ: XH Sv đầu tiên
- Đại nguyên sinh: Trên cạn, núi lửa hoạt động mạnh, tia tử ngoại à tiêu diệt mầm sống à sự sống xuất hiện tập trung dưới nước.
- Đại cổ sinh: SV chuyển từ nước lên cạn đầu tiên là tảo, VK, địa y, nấm.
- Đại trung sinh: hạt trần bò sát khổng lồ, chiếm ưu thế.
- Đại tân sinh: đệ tam phát sinh tổ tiên loài người, đệ tứ hình thành loài người.
X. HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI
I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại:.
1.Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Bằng chứng GPSS: Người và thú giống nhau về thể thức cấu tạo:
- Bằng chứng phôi sinh học: p/triển phôi người lặp lại các g/đoạn pt của đv. Hiện tượng lại giống...
® chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc.
- Các bằng chứng về ADN, nhóm máu, sinh lí của người và vượn người ngày nay. VD: bộ gen của người giống với tinh tinh 98%.
® chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau® t/hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp)
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
Parapitec à Propliopitec à Driopitec à Oxtralopitec à Chi Homo ( H. habilis à H. Erectus à H. sapien )
- Oxtralopitec: sống dưới đất, biết sử dụng công cụ có sẵn
- Trong chi Homo, H. habilis xuất hiện đầu tiên, H. sapien còn sống sót duy nhất và H. erectus là tồn tại lâu nhất.
+ H.habilis (người khéo léo): biết chế tác công cụ bằng đá, sống thành đàn
+ H.erectus (người đứng thẳng): biết dùng lửa, sống thành đàn
+ H.sapiens (người hiện đại): còn gọi là người CROMANHON kết thúc thời kì đồ đá cũ, sống thành xã hội (bộ lạc)
*Địa điểm phát sinh loài người:
+Thuyết đơn nguồn: Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác ( nhiều người ủng hộ )
+Thuyết đa vùng: Loài H.erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi khác nhau từ loài H.erectus t.hóa thành H.Sapiens
II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa.
- Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: + Bộ não lớn (TWTK của hệ thống tín hiệu thứ 2)
+ Cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói
+ Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động...
Þ Có được khả năng tiến hóa văn hóa: Di truyền tín hiệu thứ 2( truyền đạt k/nghiệm...)® XH ngày càng phát triển (từ công cụ bằng đá® sử dụng lửa® tạo quần áo® chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN
- Nhờ có t.hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự t,hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
* Các nhân tố TH sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người vượn hóa thạch, người cổ. Còn từ khi con người hình thành nhân tố xã hội (văn hóa) đóng vai trò chủ đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét