- Là một giảng viên có thâm niên 10 năm dạy đại học ở các hệ ở nhiều tỉnh, thành, trung tâm khác nhau, mặc dù thu nhập có tăng lên, cuộc sống có “dễ thở” hơn nhưng tôi cứ luôn “canh cánh” trong lòng, tự hỏi mình: liệu nhân cách nhà giáo của tôi đã bị hệ này làm “xói mòn”? - Theo dõi những 'phản ứng tự nhiên' của dư luận xã hội về hệ đào tạo tại chức những ngày qua, giảng viên Hoàng Mai ở TP.HCM gửi tới diễn đàn giáo dục những trăn trở của anh.
Dạy cắt xén: 45 tiết còn 12 tiết!
Theo chương trình đào tạo, tôi phụ trách giảng dạy một môn học 45 tiết nhưng thực dạy (vì được yêu cầu dạy) ở hệ tại chức chỉ 12 tiết trong một ngày rưỡi.
Với khoảng thời gian như vậy, nhiệm vụ của giảng viên được gọi với cụm từ hoa mỹ là “ôn tập những nội dung chính” nhưng bản chất thực của nó là giải đề thi cho học viên. Vì nếu làm khác thì cũng “được” những “lão học viên” yêu cầu đi thẳng vào vấn đề cho thi. Hay xa hơn nữa là không bao giờ được trung tâm mời dạy nữa, mà với cơ chế lương bổng cho giảng viên hiện nay: "không mày thầy lấy gì thầy sống".
Thế là đành nhắm mắt đi thật “tinh” vấn đề mà chút đạo đức nghề nghiệp còn sót lại mach bảo.
Vui vẻ với học viên là chính
Thường thì đi dạy hệ tại chức ở các tỉnh, ngoài việc có thêm thu nhập, giảng viên không phải lo việc ăn ở đi lại vì tất cả đã có các “lão thần” trong lớp lo.
Mặc dù theo hợp đồng, các trung tâm lo chỗ nghỉ cho giảng viên, nhưng lệ thường thì khi giảng viên chưa đến cửa trung tâm, đã có các học viên đưa đón và bố trí trong một khách sạn lịch sự ‘có sao” của tỉnh hoặc thị trấn; tắm rửa xong là họ lịch sự mời giảng viên đi giao lưu (đúng ra phải là giao ly: bia, rượu),.
Thú thật khó có ai từ chối được tấm “thịnh tình” này vì người Việt mình luôn trọng tình cảm, "cá ăn mồi rồi cá phải mắc câu" là lẽ thường.
Nếu giảng viên là người miền Nam thì không có hoặc ít có phong bì kèm theo khi kết thúc môn học chứ là người miền Bắc thì “mười mươi không thoát một” - một “lão học viên” có kinh nghiệm ở Đồng Tháp đã khẳng định chắc nịch như đinh đóng cột với tôi; còn các giảng viên là nữ thì có ‘chiêu” gội đầu, mua sắm, tặng quà là các đặc sãn địa phương…
Chấm điểm vu vi… đường ai nấy bước
Không ai dám nói ra nhưng ai cũng biết rằng đề thi, đáp án của các lớp hệ tại chức luôn dễ và thoáng hơn những đề chính quy cùng loại, nên học tại chức mà rớt thì cũng có vẽ lạ, số rớt này thường rơi vào trường hợp các “cụ” không đi học hoặc không biết đường chép theo trọng tâm của đề, hoặc là lâu quá không cầm viết (vì đã có đệ tử viết) run tay…
Dạy xong rồi, bảng điểm lên xong rồi thì “đường thầy thầy đi, đường tôi tôi bước” xem như hợp đồng kết thúc có khi cả đời thầy trò chẳng gặp lại nhau mà có gặp chắc gì họ đã nhớ và chào thầy?
Phút nhìn lại lương tâm…
Nhiều khi, một mình bên ly cà phê và điếu thuốc, nhìn lại mình, nhìn lại những việc mà mình đã làm, tôi tự hỏi rằng: liệu nhân cách và đạo đức nhà giáo của tôi đã bị “xói mòn” khi dạy hệ tại chức? vì cuộc mưu sinh mà tôi đã thỏa hiệp với cách dạy và cách nghĩ như vậy?
Lúc đó, tôi nghĩ giá như đồng lương của ngành trả cho giảng viên đủ sống như lời hứa, giá như Bộ GD - ĐT quản lý tốt hơn loại hình này, giá như các trường không xem đây là “nồi cơm” mà là một nơi tạo điều kiện tốt nhất cho những người có nhu cầu chân chính là chuẩn hóa kiến thức, nâng cao kiến thức chứ không phải là nơi “kiếm bằng đề kiếm chức, tiến chức” thì có lẽ loại hình đào tạo này không bị xã hội nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm.
Và ít ra, tôi đã không phải khỏi dằn vặt lương tâm vì mình đã từng dạy hệ đào tạo này.
Dạy cắt xén: 45 tiết còn 12 tiết!
Theo chương trình đào tạo, tôi phụ trách giảng dạy một môn học 45 tiết nhưng thực dạy (vì được yêu cầu dạy) ở hệ tại chức chỉ 12 tiết trong một ngày rưỡi.
Với khoảng thời gian như vậy, nhiệm vụ của giảng viên được gọi với cụm từ hoa mỹ là “ôn tập những nội dung chính” nhưng bản chất thực của nó là giải đề thi cho học viên. Vì nếu làm khác thì cũng “được” những “lão học viên” yêu cầu đi thẳng vào vấn đề cho thi. Hay xa hơn nữa là không bao giờ được trung tâm mời dạy nữa, mà với cơ chế lương bổng cho giảng viên hiện nay: "không mày thầy lấy gì thầy sống".
Thế là đành nhắm mắt đi thật “tinh” vấn đề mà chút đạo đức nghề nghiệp còn sót lại mach bảo.
Vui vẻ với học viên là chính
Thường thì đi dạy hệ tại chức ở các tỉnh, ngoài việc có thêm thu nhập, giảng viên không phải lo việc ăn ở đi lại vì tất cả đã có các “lão thần” trong lớp lo.
Mặc dù theo hợp đồng, các trung tâm lo chỗ nghỉ cho giảng viên, nhưng lệ thường thì khi giảng viên chưa đến cửa trung tâm, đã có các học viên đưa đón và bố trí trong một khách sạn lịch sự ‘có sao” của tỉnh hoặc thị trấn; tắm rửa xong là họ lịch sự mời giảng viên đi giao lưu (đúng ra phải là giao ly: bia, rượu),.
Thú thật khó có ai từ chối được tấm “thịnh tình” này vì người Việt mình luôn trọng tình cảm, "cá ăn mồi rồi cá phải mắc câu" là lẽ thường.
Nếu giảng viên là người miền Nam thì không có hoặc ít có phong bì kèm theo khi kết thúc môn học chứ là người miền Bắc thì “mười mươi không thoát một” - một “lão học viên” có kinh nghiệm ở Đồng Tháp đã khẳng định chắc nịch như đinh đóng cột với tôi; còn các giảng viên là nữ thì có ‘chiêu” gội đầu, mua sắm, tặng quà là các đặc sãn địa phương…
Chấm điểm vu vi… đường ai nấy bước
Không ai dám nói ra nhưng ai cũng biết rằng đề thi, đáp án của các lớp hệ tại chức luôn dễ và thoáng hơn những đề chính quy cùng loại, nên học tại chức mà rớt thì cũng có vẽ lạ, số rớt này thường rơi vào trường hợp các “cụ” không đi học hoặc không biết đường chép theo trọng tâm của đề, hoặc là lâu quá không cầm viết (vì đã có đệ tử viết) run tay…
Dạy xong rồi, bảng điểm lên xong rồi thì “đường thầy thầy đi, đường tôi tôi bước” xem như hợp đồng kết thúc có khi cả đời thầy trò chẳng gặp lại nhau mà có gặp chắc gì họ đã nhớ và chào thầy?
Phút nhìn lại lương tâm…
Nhiều khi, một mình bên ly cà phê và điếu thuốc, nhìn lại mình, nhìn lại những việc mà mình đã làm, tôi tự hỏi rằng: liệu nhân cách và đạo đức nhà giáo của tôi đã bị “xói mòn” khi dạy hệ tại chức? vì cuộc mưu sinh mà tôi đã thỏa hiệp với cách dạy và cách nghĩ như vậy?
Lúc đó, tôi nghĩ giá như đồng lương của ngành trả cho giảng viên đủ sống như lời hứa, giá như Bộ GD - ĐT quản lý tốt hơn loại hình này, giá như các trường không xem đây là “nồi cơm” mà là một nơi tạo điều kiện tốt nhất cho những người có nhu cầu chân chính là chuẩn hóa kiến thức, nâng cao kiến thức chứ không phải là nơi “kiếm bằng đề kiếm chức, tiến chức” thì có lẽ loại hình đào tạo này không bị xã hội nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm.
Và ít ra, tôi đã không phải khỏi dằn vặt lương tâm vì mình đã từng dạy hệ đào tạo này.
- Hoàng Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét