Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Thi thử 2012: Đề 1 - 2010


I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Hệ số di truyền là
A. tỉ số giữa biến dị KH và biến dị KG  đựoc tính bằng tỉ lệ % hoặc số thập phân
B. tỉ số giữa biến dị KG và biến dị KH được tính bằng  tỉ lệ % hoặc số thập phân
C. hiệu số giữa biến dị KG và biến dị KH KH được tính bằng  tỉ lệ % hoặc số thập phân
D. hiệu số giữa biến dị  KH và biến dị KG được tính bằng  tỉ lệ % hoặc số thập phân
Câu 2: Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của một Nuclêôxôm
A. một phân tử AND quấn 2 vòng  quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon
B. 8 phân tử histon tạo thành một octame bên ngoài quấn 1 vòng AND gồm 146 cặp
C. 8 phân tử histon liên kết với các vòng xoắn AND
D. phân tử AND quấn 1 vòng  quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon
Câu 3: Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó đồng hợp lặn át chế các gen trội và lặn không alen,cho F2 có tỉ lệ KH là
A. 9 : 7                           B. 9 : 6 : 1                       C. 9 : 3 : 4                       D. 12 : 3 : 1
Câu 4: Nhận định đúng là
A. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ              B. Tiến hóa lớn diễn ra trước tiến hóa nhỏ
C. Cả hai diễn ra song song                                    D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước tiến hóa lớn
Câu 5: Chọn giống động vật thường tiến hành như thế nào?
A. Gây đột biến rồi chọn lọc        B. Những cá thể đột biến có lợi được chọn lọc rồi trực tiếp nhân thành giống mới
C. Lai giống rồi chọn lọc             D. Gây đột biến rồi cho lai giống
Câu 6: Căn cứ để phân biệt thành đột biến trội - lặn là
A. nguồn gốc sinh ra đột biến                                 B. sự biểu hiện KH  của đột biến ở thế hệ tiếp theo
C. hướng của đột biến thuận hay nghịch                 D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại
Câu 7: Các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do(tương tác gen), phép lai AaBb x  AaBb cho ra 5 loại KH khác nhau thì đó là kiểu tương tác
A. cộng gộp         B. át chế gen trội           C. át chế gen lặn      D. bổ sung của các gen trội
Câu 8: Hoá chất nào dưới đây gây đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A hoặc cặp X-G
A. NMU                         B. Cônsixin                     C. EMS                          D. 5BU
Câu 9: Cho 2 cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. F2 thu được 15% số cây có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là thân thấp, lá ngắn. Kết luận đúng đối với F1 là
A. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40%                  B. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15%
C. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15%                  D. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40%
Câu 10: Loại đột biến NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST trong cặp tương đồng
A. Tiếp hợp và trao đổi chéo      B. Lặp đoạn        C. Chuyển đoạn tương hỗ                 D. Chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng đa hình cân bằng là
A. Không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng một alen khác,các cá thể dị hợp về một gen hay nhiều gen được ưu tiên duy trì
B. Các quần thể đều ở trạng thái cân bằng và ổn định, không có một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để thay thế các dạng khác
C. Quá trình CLTN diễn ra theo nhiều hướng trên một quần thể
D. Các đột biến và biến dị tổ hợp luôn luôn xuất hiện trong quần thể,CLTN không ngừng tác động
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền
A. Tạo vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp
B. Tạo giống nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối
C. Tạo giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ       D. Tạo giống khoai tây chống được một số chủng virut
Câu 13: Bản chất sâu xa của cơ chế giảm phân I là
A. sự tập trung  NST  ở kì giữa                              B. sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kì giữa
C. sự nhân đôi NST                                                D. sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép
Câu 14: Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện đối với loại tế bào nào ?
A. hợp tử                        B. tế bào xôma               C. tế bào tiền phôi           D. giao tử
Câu 15: Một quần thể ngẫu phối có thành phần di truyền như sau 0,25BB: 0,1Bb :0,65bb.Cấu trúc của quần thể trong hệ tiếp theo sẽ như thế nào
A. 0,09BB :0,21Bb : 0,7bb    B. 0,25BB: 0,5Bb : 0,25bb     C. 0,09BB :0,42Bb :0,49bb    D. 0,9BB: 0,02Bb : 0,08bb
Câu 16: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của: 1.ADN dạng xoắn: 2. AND dạng xoắn đơn; 3. cấu trúc tARN; 4. trong cấu trúc của prôtêin
Câu trả lời đúng                                               A. 1, 2            B. 1, 3                       C. 3, 4                 D. 1, 4
Câu 17: Gỉa sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 28 đoạn Okazaky, sẻ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó
A. 31                              B. 60                              C. 30                              D. 32
Câu 18: Một tế bào sinh tinh trùng chứa  các gen trên hai cặp NST có KG Aa, thực tế khi giảm phân bình thường có thể tạo nên số loại giao tử là
A. 6 loại                          B. 8 loại                          C. 4 loại                          D. 2 loại
Câu 19: Hội chứng Dows có thể dể dàng xác định bằng phương pháp
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh          B. di truyền tế bào                 C. lai phân tích              D. phả hệ
Câu 20: Trong trội không hoàn toàn không cần dùng phương pháp lai phân tích cũng phân biệt được thể đòng hợp trội và dị hợp trội vì
A. đồng hợp tử trội và dị hợp tử có KH giống nhau                        B. đồng hợp tử trội và dị hợp tử có KH khác nhau
C. đồng hợp tử có KH khác dị hợp tử                                              D. kiểu gen đồng hợp có sức sống kém
Câu 21: Đặc điểm nào của sự phân chia tế bào sau đây được sử dụng để sử dụng đẻ giải thích định luật di truyền Menden
A. sự phân chia của NST                                       B. sự phân li tâm động
C. sự bắt chéo và tiếp hợp của NST                       D. sự nhân đôi và phân li của NST
Câu 22: Cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập
A. sự phân li độc lập, tổhợp tự do của NST                      B. sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST đồng dạng
C. giao tử F1 giử nguyên bản chất                                    D. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST
Câu 23: Để xác định cơ thể có kiẻu KG đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp
A. tự thụ phấn hoặc lai gần                   B. lai xa                           C. lai thuận nghịch                D. lai phân tích
Câu 24: P dị hợp 2 cặp gen, hoạt động di truyền của NST trong giảm phân như nhau, quy luật di truyền nào cho KG nhiều nhất ở thế hệ lai
A. tương tác gen              B. phân li độc lập            C. liên kết gen                 D. hoán vị gen
Câu 25: Hai alen trong cặp gen tương ứng khác nhau về trình tự phân bố các Nu được gọi
A. cơ thẻ F1                    B. cơ thể lai                     C. thể đồng hợp               D. thể dị hợp
Câu 26: Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất người ta sử dụng phép lai
A. lai xa                          B. lai phân tích                C. lai thuận nghịch            D. lai gần
Câu 27: Có thể thực hiện bao nhiêu cách lai nếu chỉ có một cặp alen tồn tại trên cặp NST thường tham gia
A. 3 cách                        B. 4 cách                        C. 6 cách                        D. 5 cách
Câu 28: Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xẩy ra ở lần phân bào 2 giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tinh trùng
A. YY,X,O          B. XY,O                         C. X,YY,O hoặc Y,XX,O          D. XX,YY
Câu 29: Người ta xác định được chỉ số AND của từng cá thể bằng cách nào?
A. sử dụng kĩ thuật giải trình tự nuclêoti                   B. lai phân tử AND
C. dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu              D. dùng enzym cắt dưới hạn
Câu 30: Chọn lọc ổn định là hình thức chọn lọc
A. đào thải những cá thể trung bình, giứ lại những cá thể vượt ra ngoài giá trị trung bình khi điều kiện sống thay đổi
B. xảy ra trong điều kiện sống không đổi
C. giữ lại những cá thể nằm trong giá trị trung bình, đào thải những cá thể vượt ra ngoài giá trị trung bình khi điều kiện sống thay đổi                                                                           D. xảy ra trong điều kiện sống thay đổi
Câu 31: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là
A. sự trao đổi chéo giữa các cromatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
B. sự trao đổi chéo các cromatit cùng nguồn
C. sự phân li độc lâp và tổ hợp tự do coủa NST                         D. sự tiếp hợp của NST tương đồng trong giảm phân
Câu 32: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người
A. phương pháp phả hệ                                          B. phương pháp di truyền tế bào
C. phương pháp lai phân tích                                  D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 33: Tác động đa hiệu của gen là
A. một gen tác động át chế một gen khác để quy định nhiều tính trạng
B. một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng
C. một gen tác động cộng gộp một gen khác để quy định nhiều tính trạng              
D. một gen quy định nhiều tính trạng
Câu 34: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẻ có
A. 4 KH, 9 KG       B. 4KH, 12KG            C. 8KH, 12KG                  D .8KH, 27KG
Câu 35: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc prôtêin
A. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ nhất
B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit ở hai bộ ba mã hóa cuối         D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
Câu 36: Trong NST các phân tử histon liên kết với AND bằng
A. mối liên kết tĩnh điện     B. mối liên kết hidro           C. mối liên kết đồng hoá trị     D. mối liên kết photpho dieste
Câu 37: Nhịp độ tiến hoá được chi phối bởi nhân tố chủ yếu nào
A. Sự đa dạng vốn gen của quần thể                       B. Tần số đột biến
C. Sự thay đổi điều kiện địa chất -khí hậu               D. Cường độ của chọn lọc tự nhiên
Câu 38: Một prôtêin bình thường có 400 axit amin.Prôtêin đó bị biến đổi do axitamin thứ 350 bị thay thế axitamin mới. Dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi này là
A. Đảo vị trí hoặc thêm một cặp nuclêôtit                B. Mất một cặp nuclêôtit
C. Thêm một cặp nuclêôtit                                      D. Thay thế hoặc đảo một cặp nuclêôtit
Câu 39: Tái bản AND ở sinh vật nhân thực có sự phân biệt với tái bản AND ở E.coli là:
1. chiều tái bản ; 2. hệ enzym tái bản ; 3.nguyên liệu tái bản;   4. số lượng đơn vị tái bản; 5.nguyên tắc tái bản
Câu trả lời đúng:                                A. 2, 4                       B. 3, 5                C. 2, 3           D. 1, 2
Câu 40: Trong sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý nhân tố đóng vai trò chủ yếu là
A. cách li địa lý        B. tích luỹ các đột biến có lợi         C. sự thay đổi các điều kiện địa lý    D. chọn lọc tự nhiên

II. PHẦN  RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
  1. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Cơ chế hình thành thể đột biến nhiễm sắc thể : XXX (Hội chứng 3X) ở người diễn ra do
A. đột biến lặp đoạn NST X gây nên
B. cặp NST XX không phân trong nguyên phân
C. cặp NST không phân li trong giảm phân
D. cặp NST XY không phân li trong nguyên phân
Câu 42: Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là:
A. kích thích và ion hoá các nguyên tử
B. làm rối loạn phân li NST trong phân bào,  xuất hiện dạng dị bội
C. gây ra đột biến gen dạng thay nuclêôtit
D. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
Câu 43: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra KH
B. Thể đột biến là những cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra KH
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra KH
D. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST
Câu 44: Trong trương hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là
A. aabbDD  x  AABBdd                                        B. aaBBdd  x  aabbDD
C. AABbdd  x  Aabbdd                                         D. aabbdd  x  AabbDD
Câu 45: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc NST?
A. Hội chứng tơcnơ                                                B. Bệnh ung thư máu
C. Hội chứng Claiphentơ                                        D. Hội chứng Dows
Câu 46: Ở lúa 2n= 24. Trong tế bào sinh dưỡng của lúa, thể ba nhiễm có số lượng nhiễm sắc thể là:
A. 25.                             B. 36                              C. 23                              D. 48
Câu 47: Theo Kimura, sự tiến hoá ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến
A. có hại                         B. NST                           C. trung tính                     D. có lợi
Câu 48: Nếu như tỷ lệ A+T/G+X ở một sợi của chuỗi xoắn kép là 0,2 thì tỷ lệ ở sợi bổ sung là:
A. 5                                B. 0,2.                            C. 2.                               D. 0,5.
Câu 49: Một đoạn phân tử ADN có120 chu kì xoắn .Số nucleotit trên đoạn phân tử ADN đó là:
A. 4800                          B. 2400                          C. 1200                          D. 3600
Câu 50: Môi trường sống của sinh vật là:
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên.
B. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
C. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật.
D. Tất cả các nhân tố sinh thái.
 B.  Theo chương trình nâng cao (10 câu từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Một loài có gen thứ nhất gồm 3 alen, gen thứ hai có 5 alen, gen thứ ba có 2 alen nếu xẩy ra giao phối ngẫu nhiên số tổ hợp tao ra tối đa là
A. 160                            B. 210                            C. 270                            D. 180
Câu 52: Thể song nhị bội
A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
B. chỉ sinh sản vô tính mà không sinh sản hữu tính
C. chỉ biểu hiện các đặc điẻm của 1 trong 2 loài bố mẹ
D. có 2n NST trong tế bào
Câu 53: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen                                                B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng                                                   D. tác động đa hiệu của gen
Câu 54: Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị  không di truyền là nhược điểm của
A. Kimura                       B. Lamac – Đacuyn        C. Lamac                        D. Đacuyn
Câu 55: Biến dị tổ hợp
A. không làm xuất hiện kiểu hình mới
B. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ
C. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối
D. không phải là nguyên liệu của tiến hoá
Câu 56: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
A. mất đoạn NST            B. lặp đoạn lớn NST       C. lặp đoạn nhỏ NST      D. đảo đoạn NST
Câu 57: Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truỳen theo hacdi – vanbec, có gen gồm hai alen (A và a), KH đồng hợp trội gấp 9 lần KH đồng hợp lặn.KH dị hợp có tỉ lệ
A. 37,5%                        B. 50%                           C. 56,25%                      D. 62,5%
Câu 58: Cơ chée cách li nào đánh dấu hình thành loài mới
A. sinh học                      B. sinh sản                      C. di truyền                     D. địa lí
Câu 59: Người ta đã sử dụng hoá chất nào để xử lí táo Gia Lộc thành “táo má hồng”?
A. NMU                         B. EMS                          C. Cônxixin                     D. 5 – BU
Câu 60: Theo quan điểm hiện đại, CLTN tác động trực tiếp lên
A. NST                           B. kiểu gen                      C. kiểu hình                     D. alen


-----------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét