THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2012
MÔN SINH HỌC
I.
PHẦN CHUNG:
Câu
1. Hiện tượng nào dưới đây không
phải là nhịp sinh học?
A. Ở một số vùng biển miền Bắc Việt
Nam, khoảng mồng 5 tháng 10 âm lịch, rươi nổi lên mặt nước dày đặc.
B. Buổi tối, lá cây đậu khép lại.
C. Khi bị ngập nước kéo dài, lá các
cây thân gỗ ở sân trường bị héo và rụng hàng loạt.
D. Gấu chui vào hang ngủ khi mùa đông
tới.
Câu
2. Dạng sinh vật nào sau đây không
phải là sản phẩm của đột biến?
A. Chuối nhà tam bội. B.
Giống lúa MT1 có khả năng chịu chua, chịu phèn có nguồn gốc từ giống Mộc Tuyền.
C. Một ruồi dấm có mắt dẹt. D. Giống lúa có khả năng tổng hợp tiền vitamin A.
Câu
3. Trong quá trình tái bản ADN điều
khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tắc tổng hợp ở hai mạch mới
giống nhau nhưng diễn biến thì khác nhau do hai mạch gốc định hướng ngược chiều
nhau và đặc tính của ADN polymerase và ARN polymerase khác nhau.
B. Bản chất tổng hợp hai mạch hoàn
toàn khác nhau do hai mạch hoàn toàn khác biệt nhau tuy nhiên ADN polymerase và
ARN polymerase có đặc tính hoàn toàn giống nhau chỉ khác nhau về hiệu quả tác
động.
C. Nguyên tắc tổng hợp ở hai mạch mới
khác nhau nhưng diễn biến thì giống nhau do do hai mạch gốc định hướng ngược
chiều nhau và đặc tính của ADN polymerase và ARN polymerase khác nhau.
D. Nguyên tắc tổng hợp ở hai mạch và diễn biến đều giống nhau
do hai mạch gốc hoàn toàn giống nhau, các enzyme đều có khả năng xúc tác kéo
dài chuỗi như nhau.
Câu
4. Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau
đây thường không dẫn đến hình thành loài mới một cách nhanh
chóng?
A. đột biến lệch bội. B. đột biến đảo đoạn. C. đột biến đa bội. D. đột biến chuyển đoạn.
Câu
5. Vai trò nào sau đây không
phải của các nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Góp phần tạo ra các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể sinh vật với vai trò là nhân tố cách li.
B. Là nguyên nhân trực tiếp tạo ra
các thường biến.
C. Có thể tạo ra các đột biến khi có
cường độ thích hợp.
D. Góp phần tạo ra các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể sinh vật với vai trò là nhân tố chọn lọc.
Câu
6. Khi trình tự nucleotit mang tín
hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến thì hậu quả là
A. gen sẽ điều khiển tổng hợp một
chuỗi polipeptit không bình thường.
B. sản phẩm của gen sẽ ít hơn nhưng
chất lượng sản phẩm không thay đổi.
C. số lượng sản phẩm của gen sẽ thay
đổi nhưng polypeptit được mã hóa không thay đổi.
D. sản phẩm của gen sẽ nhiều hơn
nhưng chất lượng sản phẩm không thay đổi.
Câu
7. Cho lai ruồi giấm có kiểu gen
AB/abXDXd với ruồi giấm có kiểu gen AB/abXDY
được F1 có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Khoảng
cách giữa gen A và gen B là:
A. 40 cM. B. 30 cM. C. 20 cM. D. 35 cM.
Câu
8. Khi hiện tượng ưu thế lai ở con lai
được xác định do nguyên nhân siêu trội, phương pháp nào sau đây có thể dùng để
duy trì ưu thế lai?
A. Lai luân phiên. B. Nuôi cấy mô lai sau đó kích thích
cho phát triển thành cơ thể mới.
C. Lai thuận nghịch. D. Cho con lai lai trở lại với P mang
nhiều đặc tính tốt hơn.
Câu
9. Phát biểu nào sau đây là không
đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên
xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có
khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình phát sinh sự sống (tiến
hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá
tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
C. Quá trình hình thành các hợp chất
hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng
lượng tự nhiên.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí
quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.
Câu
10. Một không gian sinh thái mà ở đó
tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho
phép sinh vật của một loài tồn tại và phát triển gọi là
A. nơi ở. B.
sinh cảnh. C. ổ sinh thái. D. giới hạn sinh thái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét