LUYỆN TẬP SINH LÝ THỰC VẬT 1
Câu 1. Cắt ngang cây thân thảo đến gần gốc, sau
vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân bị cắt. Những giọt rỉ ra trên
bề mặt thân cây là do nguyên nhân nào?
A. Nước từ khoảng gian bào tràn ra B.
Nước được rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra
C. Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên
mạch gỗ của thân D. Nhựa
rỉ ra từ các tế bào bị dập nát
Câu 2. Phương pháp xác định nào là tốt nhất để
xác định thời gian và lượng nước tưới?
A. Dựa vào các chỉ tiêu sinh lí của cây B.
Dựa vào độ ẩm của không khí
C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài của cây (cây
bắt đầu héo chẳng hạn) D. Dựa
vào độ ẩm của đất
Câu 3. Khi nào trong thực vật mới xuất hiện các
hợp chất chứa Nitơ để từ đó hình thành hầu hết các hợp chất thứ cấp khác?
A. Khi thực vật thực hiện quá trình hô hấp,
phân giải các hợp chất có chứa nitơ
B. Khi thực vật thực hiện quá trình quang
hợp C.
Khi xảy ra quá trình cố định Nitơ của thực vật
D. Khi có sự kết hợp của 3 quá trình: quang
hợp, hô hấp và dinh dưỡng khoáng trao đổi nitơ
Câu 4. Cây chỉ hấp thụ được Nitơ ở trong đất chủ yếu
dưới dạng nào?
A. NO3- B. NO2-
và NO3- C.
NO3- và NH4+ D. NO2-
và NH3
Câu 5. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá -
qua cutin có đặc điểm gì?
A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh B. Vận tốc
lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng
việc đóng, mở khí khổng
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc
đóng, mở khí khổng
Câu 6. Diệp lục hấp thu ánh sáng chủ yếu ở vùng
nào?
A. Vùng đỏ và xanh tím B. Vùng xanh lục và màu cam C. Vùng xanh lục và xanh
lam D. Vùng đỏ và xanh
lục
Câu 7. Năng lượng các photon ánh sáng do hệ sắc tố
thực vật hấp thu không được sử dụng vào quá trình nào sau đây?
A. Quang hoá sơ cấp B. Photphorin hoá quang hóa C. Khử CO2 để tạo các hợp
chất hữu cơ D. Quang phân li nước
Câu 8. Nguyên liệu của hô hấp sáng là gì?
A. Axit Photpho Glixeric B. Axit Glicolic C.
Glixin D. Axit Glioxillic
Câu
9. Nước
được vận chuyển trong thân chủ yếu bằng con đường nào?
A. Từ mạch rây đến mạch gỗ B.
Từ mạch gỗ đến mạch rây.
C. Qua mạch gỗ từ rễ lên lá D.
Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
Câu
10. Khi
tế bào khí khổng trương nước thì có hiện tượng gì xẩy ra?
A. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày cong
theo nên khí khổng mở ra
B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co
lại nên khí khổng mở ra
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng mở ra
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày co
lại nên khí khổng mở ra
Câu
11. Đóng
thuỷ chủ động là hiện tượng gì?
A. Khí khổng chủ động đóng vào ban ngày,
khi hút đã đủ lượng nước
B. Khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi
ngừng quang hợp
C. Khí khổng chủ động đóng lại khi nắng
gắt, khi cường độ thoát hơi nước cao
D. Khí khổng bị các tế bào biểu bì xung
quanh ép và đóng lỗ khí lại
Câu
12. Quang
hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm
nào?
A. Các phản ứng khử xảy ra trong pha tối B. Các phản ứng sáng tương tự nhau
C. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
đều là APG D. Chất nhận CO2
đầu tiên là Ribulozơ 1,5 điP
Câu 13. Hệ số hô hấp(RQ) là gì?
A. Là tỉ lệ giữa năng lượng tích trữ dạng
ATP với năng lượng thoát ra dưới dạng nhiệt
B. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng thoát ra ở
dạng nhiệt khi phân giải 1 phân tử đường glucozơ
C. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích
luỹ dưới dạng ATP khi phân giải 1 phân tử đường glucozơ D. Là tỉ số giữa phân tử CO2
thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp
Câu 14. Thế nào là điểm bão hoà ánh sáng
đối với quang hợp?
A. Cường độ ánh sáng tối đa để tại đó quá
trình quang hợp bị ngừng lại B. Cường
độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại
C. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp
và cường độ hô hấp bằng nhau
D. Cường độ ánh sáng tối thiểu để cây có
thể bắt đầu quang hợp
Câu 15. Về bản chất pha
sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá
nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành
ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá
nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá
nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước
để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 16. Sơ đồ nào sau đây diễn tả quá
trình khử nitrat?
A. N2 NO NO2
- NO3- B.
NO3- NO2- NH3
C. Protein Polipeptit
Peptit Axitamin NH2 NH3
D. NO3-
NO2 NH4+
Câu 17. Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong
bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với
nhau và giữa chúng với thành mạch gỗ
phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ B. Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa
các phân tử nước với thành mạch gỗ phải thắng được trọng lực của cột nước C. Lực hút của lá phải thắng được
trọng lực của cột nước
D. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải
thắng được trọng lực của cột nước
Câu 18. Việc nghiên cứu hệ số hô hấp có ý
nghĩa gì?
A. Cho ta biết tỉ lệ giữa các hợp chất vô
cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể
B. Giúp ta biết được hiệu suất của quá
trình hô hấp
C. Giúp ta điều chỉnh lượng O2
cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ
D. Cho ta biết nguyên liệu đang hô hấp là
nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp của cây
Câu 19. Hệ sắc tố thực vật hấp thu năng
lượng ánh sáng, kích thích clorophyl như sau:
Chl+
hv à Chl= à Chdl--
. Diễn biến về trạng thái của diệp lục như trên thuộc giai đoạn nào trong quá
trình quang hợp?
A. Quang lí B. Photphorin hoá không vòng C. Photphorin hoá vòng D. Quang hoá
Câu 20. Tế bào vi khuẩn không có ti thể, vậy chúng tạo
ra năng lượng như thế nào?
A. Nhờ ATP trong tế bào chất B.
Nhờ năng lượng từ tế bào chủ
C. Nhờ
enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất D.
Nhờ enzim phân giải nằm trong tế bào chất
Câu 21. Sự đóng chủ động của khí khổng
khi thiếu nước diễn ra khi nào?
A. Khi hàm lượng axit abxixic tăng lên B.
Khi cây ở ngoài sáng
C. Khi cây ở trong bóng tối D.
Khi chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng
Câu
22. Ở
thực vật lá toàn màu đỏ có quang hợp được không?. Vì sao?
A. Không, vì chỉ có nhóm sắc tố phicobilin
và antoxianin B. Được,
vì chứa sắc tố carotenoit
C. Không,
vì thiếu nhóm sắc tố clorophyl
D. Được, vì vẫn có nhóm sắc tố clorophyl
nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch tế bào là antoxianin và
carotenoit
Câu
23. Một
phân tử đường glucozơ oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep,
nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra được một vài ATP, phần năng lượng còn lại
mà tế
bào thu nhận từ phân tử glucozơ ở đ âu?
A. Trong phân tử CO2 được thải
từ quá trình này B. Trong
O2
C. Trong NADH và
FADH2
D. Mất dưới dạng nhi ệt
Câu 24. Điều kiện để quá trình cố định
Nitơ khí quyển xảy ra là gì?
A. Có NADP, có enzim Nitrogenaza, hiếu khí B. Có ATP, có lực
khử mạnh, có enzim Nitrogenaza, kị khí
C. Có ATP, có lực khử mạnh, có enzim
Hidrogenaza, hiếu khí D. Có
NADPH, có enzim Nitrogenaza, kị khí
Câu 25. Lông hút của hệ rễ được hình
thành từ loại tế bào nào?
A. Tế bào nội bì B. Tế bào nhu mô của hệ mạch .C. Tế bào biểu bì rễ D. Tế bào nhu mô vỏ rễ
Câu
26. Người
ta phân biệt nhóm thực vật C3 và C4 chủ yếu dựa vào đâu?
A. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng B.
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào? C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá D.
Có hiện tượng hô hấp sáng hay không
Câu
27. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng
liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ
B. Các nguyên tố đa lượng hoạt hoá các
enzim trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể
C. Có 2 cách hấp thụ ion khoáng ở rễ là
khuyếch tán và bị động
D. Độ ngậm nước, độ nhớt của hệ keo phụ
thuộc phần lớn vào các nguyên tố khoáng vi lượng
Câu
28. Khi
lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan
đến hiện tượng này?
A. N, K, Mn B. P, K, Fe C.
S, P, K D.
N, Mg, Fe
Câu 29. Thế nào là điểm bù CO2
đối với quang hợp?
A. Nồng độ CO2 để cường độ quang
hợp đạt thấp nhất
B. Nồng độ tối thiểu của CO2 trong khoảng gian bào để cây có thể bắt đầu
quang hợp
C. Nồng độ CO2 để cường độ quang
hợp và cường độ hô hấp bằng nhau D.
Nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cực đại
Câu 30. Sự hấp thụ các ion khoáng ở rễ
theo cách hút bám trao đổi là gì?
A. Là hình thức trao đổi ion giữa rễ và
đất, cần có enzim hoạt tải của màng tế bào lông hút
B. Là hình thức trao đổi ion giữa rễ và
đất, cần cung cấp năng lượng
C. Là hình thức trao đổi ion giữa rễ và đất
các ion khóang hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau
khi có sự tiếp xúc giữa rễ với dung dịch đất
D. Là hình thức thải ion không cần thiết từ
rễ ra môi trường đất và lấy các ion cần thiết từ đất vào rễ
Câu 31. Ý nào dưới đây không đúng
với ưu điểm của thực vật C4 so với C3?
A. Nhu cầu nước thấp hơn B.
Cường độ quang hợp cao hơn
C.
Thích
nghi với những điều kiện khí hậu bình thường D. Năng suất
sinh học cao hơn
Câu
32. Những
cây nào thuộc nhóm thực vật C3?
A. Cây ở vùng sa mạc trong điều kiện khô
hạn kéo dài B. Cây
ở vùng nhiệt đới
C. Cây ở vùng ôn đới và á nhiệt đới D.
Cây ở vùng hàn đới
Câu 33. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối
của nhóm thực vật C4 là gì?
A. Axit Oxaloaxetic B. Ribulozơ 1,5 điP C. Axit
Malic D. Axit
Photphoglixeric
Câu 34. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc
điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng hút nước của tế bào lông hút?
A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin B. Có không
bào phát triển lớn
C. Áp suất thẩm thấu rất lớn
D. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao
Câu 35. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu nào
của lá liên quan chặt chẽ với chức năng quang hợp?
A. Mô giậu có các khoảng gian bào lớn chứa
CO2
B. Có hệ mạch dẫn dày đặc để đưa các
sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác
C. Mô khuyết chứa nhiều lục lạp làm nhiệm
vụ quang hợp
D. Dạng bản, xếp xen kẽ, hướng bề mặt lá
song song với tia sáng mặt trời
Câu 36. Biết nhu cầu dinh dưỡng của lúa
là 14g nitơ/kg chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất = 0, hệ số sử
dụng phân nitơ là 60%. Lượng phân bón nitơ cần cho 1 thu hoạch 15 tấn chất
khô/ha là bao nhiêu?
A. 300 kg nitơ/ha B. 350 kg nitơ/ha C. 450
kg nitơ/ha D. 400 kg
nitơ/ha
Câu 37. Trong quang hợp, các nguyên tử O
của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu?
A. Glucozơ B. Glucozơ và H2O
C.
Glucozơ và O2 D.
O2 thải ra
Câu
38. Áp
suất rễ là gì?
A. Độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu của
tế bào lông hút với nồng độ dịch đất
B. Lực đẩy nước từ rễ lên thân
C. Áp suất thẩm thấu của tế bào rễ D. Lực hút nước từ đất vào tế bào
lông hút
Câu 39. Chất nào được tách ra khỏi chu
trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp gluco?
A. APG B. AlPG C.
RiDP D.
AM
Câu 40. Kali có chức năng chủ yếu nào?
A. Duy trì cân bằng ion, tham gia trong
quang hợp B. Làm tăng độ ngậm nước của hệ keo
C. Giữ cân bằng nước và ion trong tế bào,
tham gia hoạt hoá enzim D. Thành phần của a. nucleic, protein và
chất hữu cơ khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét