Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sinh học 11 - SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. Khái niệm:
- SSVT là hình thức sinh sản không có sự kết hợp tinh trùng và trứng. 
VD: Trùng roi phân đôi tạo thành 2 trùng roi con giống cơ thể ban đầu.
II. Các hình thức SSVT ở động vật:
- Phân đôi: Thường gặp ở ĐVNS, cơ thể sinh trưởng đến kích thước nhất định, nhân phân chia --> TBC phân chia --> cơ thể mới. VD: Trùng biến hình.
- Nảy chồi: Thường gặp ĐV bậc thấp như ruột khoang, hải quỳ ... Trên cơ thể mẹ xuất hiện chồi, chồi lớn dần mang các đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ --> Đến kích thước nhất định chồi tách ra tạo thành cơ thể mới. 
- Phân mãnh: Cơ thể mẹ đến thời kì sinh sản, phân thành nhiều mãnh. Mỗi mảnh phát triển thành cơ thể mới.
VD: Giun, sán lông, sao biển ...
- Trinh sinh: Trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. VD: Ong, kiến, trai ...
* Giống nhau của các hình thức SSVT:
- Cơ thể mới tạo ra từ một cơ thể mẹ.
- Cơ sở là nguyên phân và trực phân.
- Các cơ thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống cơ thể mẹ ban đầu.
* Khác nhau: 
- Trinh sinh cơ thể mới sinh ra từ giao tử cái, các hình thức còn lại cơ thể mới hình thành từ một phần của cơ thể.
- Trinh sinh con non khác mẹ ban đầu về bộ NST và có thể là cả giới tính.
* Sự mọc lại đuôi của thằn lằn, mọc lại càng của cua, tôm không phải là SSVT vì không tạo ra cơ thể mới.
* Ưu điểm của SSVT: 
- Từ một cơ thể mẹ có thể tạo ra thế hệ sau -> Duy trì nòi giống ở những loài sống đơn độc, hoặc chưa có cơ quan sinh sản chuyên hóa.
- Đặc điểm di truyền của đời con đồng nhất --> Duy trì được đặc điểm của loài.
* Nhược điểm:
- Đời con kém đa dạng --> Kém thích nghi khi môi trường thay đổi.
III. Ứng dụng của SSVT:
1. Nuôi mô sống:  
- Mô sống khi tách rời cơ thể, nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo đặc biệt để mô có thể tồn tại, giữ nguyên được cấu tạo, chức năng, sinh trưởng và phát triển.
2. Ghép mô vào cơ thể:
- Tự ghép: Lấy mô và ghép lại vào chính cơ thể.
- Đồng ghép: Lấy mô từ người khác ghép vào cơ thể phù hợp đặc điểm di truyền.
- Dị ghép: Lấy mô từ động vật khác ghép cho con người.
3. Nhân bản vô tính:
VD: nhân bản cừu Dolly
- Tách TB trứng từ cừu mẹ, loại bỏ nhân
- Tách TB tuyến vú cừu khác, thu lấy nhân.
- Kết hợp nhân với TB trứng --> Hợp tử --> Phôi --> cấy lại vào con cừu cái khác.
- Sau thời gian mang thai cừu mẹ sinh ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền giống cừu cho nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét