THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 4
Câu 1,Ở người, hệ nhóm máu ABO được quy định bởi một
gen gồm 3 alen là IA; IB và Io trong
đó tương quan trội lặn như sau: IA = IB >
Io. Định luật Hardy – Weinberg áp dụng với trường hợp gen 3 alen như sau (p + q
+ r)2 = 1. trong đó p; q; r lần lượt là tần số alen của ba alen
IA; IBvà Io .Về mặt khái quát hóa thì tần
số kiểu hình của nhóm máu A là:
A. p2 +
2pr. B. p2. C. p2 + 2pr +
2pq. D. p2 + 2pr + r2
|
Câu 2,Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là
trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một
quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa : 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu
phối và không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen, theo lí thuyết, tỉ lệ
kiểu hình ở thế hệ F1 là:
A. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
B. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
|
A. tập hợp các kiểu hình của cùng
một gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của
kiểu gen hay sự mềm dẻo di truyền.
|
|
B. khi có sự biến đổi về thành
phần kiểu gen của quần thể dưới tác dụng của chọn lọc.
|
|
C. kết quả của sự tương tác giữa
kiểu gen và môi trường.
|
|
D. hiện tượng kiểu hình của một cơ
thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
|
Câu 4,Màu sắc hạt ở ngô chịu sự chi phối của 3 locus
phân ly độc lập với nhau, mỗi locus có 2 alen. Nếu xuất hiện cả 3 loại alen
trội trong kiểu gen thì cho kiểu hình hạt vàng, còn nếu không cho kiểu hình hạt
trắng. Lấy phấn của cây mọc từ hạt vàng (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu
gen aabbDD thu được các cây lai có 1/2 số cây cho hạt vàng.
- Cây thứ hai có kiểu
gen là aaBBdd thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt vàng. Kiểu gen P:
A. AaBbDD.
B. AaBbDd.
C. AABbDd.
D. AaBBDd.
|
|
Câu 5,Ở người, T – thân cao, trội hoàn toàn với t –
thân thấp. Hệ nhóm máu ABO được quy định bởi một locus ba alen với tương quan
trội lặn như sau IA = IB > IO.
Trong một gia đình, bố mẹ đều thấp và có nhóm máu A; trong số các con sinh ra
đứa thì thấp, máu O đứa thì lại cao, máu A, kiểu gen và kiểu hình nào dưới đây
có thể là của đứa con kế tiếp của cặp vợ chồng trên.
A. ttIBIO thân
cao, máu B.
B. T-IAIO thân
thấp, máu A.
C. ttIOIO thân
cao, máu O.
D. TtIAIB thân
thấp, máu AB.
|
Câu 6,Hệ nhóm máu ABO ở người được quy định bởi một
locus 3 alen với mối quan hệ trội lặn như sau: IA = IB >
IO. Tại một bệnh viện phụ sản, y tá vô tình nhầm lẫn 2 đứa trẻ.
Trường hợp nào dưới đây, không cần biết nhóm máu của người bố mà vẫn phân biệt
đứa trẻ nào của người mẹ nào?
A. 2 người mẹ có nhóm máu B và O, 2
con có máu B và O.
B. 2 người mẹ có nhóm máu A và B, 2
con có máu B và A.
C. 2 người mẹ có nhóm máu AB và O,
2 con có máu O và AB.
D. 2 người mẹ có nhóm máu A và O, 2
đứa con có máu O và A.
|
|
Câu 7,Biết AA quy định hoa đỏ, Aa hoa hồng và aa hoa
trắng. Y hạt vàng y hạt trắng, L hạt to và l hạt nhỏ. Kiểu gen của P phải như
thế nào để F1 phân ly theo tỷ lệ: 18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1
A. AaYyLl x AaYyll
B. AaYyLl x aaYyll
C. AaYyLl x AaYyLl
D. AaYyLl x aayyll
|
Câu 8,Phân tích sự di truyền của hai tính trạng ở một
loài sinh vật người ta nhận thấy. Khi lai P thuần chủng thu được F1 đồng tính.
Cho F1 lai với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình là 1:2:1. Quy luật di truyền
chi phối trong trường hợp này là
A. Có sự liên kết gen giữa các gen
chi phối hai tính trạng.
B. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra
trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. Hiện tượng di truyền phân ly
độc lập.
D. Sự tương tác bổ trợ giữa hai
gen không alen trong đó mỗi gen trội quy định một kiểu hình riêng.
|
|
Câu 9,Khi phân tích sự di truyền của các tính trạng có
gen quy định là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X. Khẳng định nào dưới đây là
KHÔNG chính xác?
A. biểu hiện ở hai giới, trong một
gia đình nếu con gái bị bệnh thì người mẹ nhất thiết bị bệnh.
B. các cặp bố mẹ không biểu hiện
thì con trai của họ cũng có thể mang tính trạng này.
C. biểu hiện cả ở hai giới, tuy
nhiên ở nam biểu hiện nhiều hơn ở nữ.
D. bố biểu hiện tính trạng này,
còn mẹ thì không. 100% số con gái của họ không biểu hiện.
|
|
Câu 10,Sinh vật chuyển gen được sử dụng tạo ra chế phẩm
chữa bệnh tiểu đường ở người:
A. Cừu chuyển gen tổng hợp protein
huyết thanh của người.
B. Các chủng E. coli có khả năng
sản xuất ra Somatostatin.
C. Bò chuyển gen tổng hợp
r-protein.
D. Các chủng E. coli có khả năng
sản xuất Insulin.
|
|
Câu
11,Ở một loài thực vật, alen B quy định cánh hoa xanh, b quy
định cánh hoa trắng. Ở một cây hoa trắng đồng hợp, trong quá trình phát triển
cánh hoa, alen b đột biến thành B. Màu hoa sẽ là
A. Đột biến soma nhỏ, chỉ biểu
hiện ở một vài tế bào không đủ để làm thay đổi màu sắc cánh hoa.
B. Cánh hoa có màu trung gian giữa
xanh và trắng.
C. Ở hoa bị đột biến màu cánh hoa
chuyển sang màu xanh.
D. Tùy thuộc thời điểm xảy ra đột
biến mà cánh hoa có màu xanh hoặc đốm xanh nền trắng.
|
|
Câu 12,Thao tác KHÔNG chính xác trong quy
trình tạo cừu Dolly:
A. Nuôi cấy trên môi trường nhân
tạo cho trứng ghép nhân phát triển thành phôi.
B. Chuyển phôi vào một con cừu mẹ
để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống như tự nhiên, cừu mẹ này đã đẻ
ra cừu con (Cừu Dolly) giống y như con cừu ban mặt trắng cho nhân.
C. Tách tế bào trứng cừu mặt
trắng, chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào và kích thích phát triển.
D. Tách các tế bào tuyến vú của
cừu mặt trắng để làm tế bào cho nhân.
|
|
Câu 13,Sinh tổng hợp ARN trong nhân tế bào
liên hệ trực tiếp với quá trình
A. quá trình sinh tổng hợp ADN.
B. sinh tổng hợp protein trong tế
bào chất.
C. sinh trưởng, phát triển và sinh
sản của tế bào.
D. dịch mã diễn ra trong nhân tế
bào.
|
|
Câu 14,Đâu là anticodon của phân tử tARN
vận chuyển cho axit amin f-methionine?
A. 5’UAX3’.
B. 5’GAU3’.
C. 5’XAU3’.
D. 5’UAG3’.
|
|
Câu 15,Trước khi xử lý đột biến với một đối
tượng trong quy trình tạo giống mới, cần nghiên cứu kỹ liều lượng cũng như thời
gian xử lý thích hợp đối với đối tượng vì
A. xử lý không đúng liều lượng và
thời gian xử lý có thể dẫn đến hậu quả như gây chết, làm giảm sức sống, giảm
khả năng sinh sản của đối tượng sinh vật.
B. cần định hướng cho các dạng đột
biến xảy ra trên đối tượng sinh vật, vì với tất cả các điều kiện khác nhau sẽ
cho các đột biến khác nhau.
C. mức độ biểu hiện của các đột
biến phụ thuộc vào cường độ tác nhân gây đột biến.
D. liều lượng xử lý cũng như thời
gian xử lý trên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mục đích của người chọn giống.
|
|
Câu 16,Biết mỗi gen quy định một tính
trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép lai sau
đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li
kiểu gen là
A. AaXBXb ×
AaXbY.
B. Aabb × aaBb.
C. XAXa ×
XAY.
D. Ab/ab x AB/ab
|
|
Câu 17,Thể lệch bội
A. là cơ thể mà trong tế bào soma,
có sự thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST.
B. là cơ thể mà trong tế bào soma
có một hoặc một số cặp NST chỉ chứa 1 NST.
C. là bộ nhiễm sắc thể có số lượng
thay đổi ở một hoặc một vài cặp NST.
D. là tế bào soma có một hoặc một
vài NST không kết thành cặp tương đồng mà có thể chỉ có một hoặc nhiều hơn 2
NST kết cặp.
|
|
Câu 18,Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở
người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều
là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là
nữ. Có thể rút ra kết luận
A. gen quy định giới tính nam nằm
trên nhiễm sắc thể Y.
B. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ
thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X.
C. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới
tính nữ.
D. nhiễm sắc thể Y không mang gen
quy định tính trạng giới tính.
|
|
Câu 19,Phép lai giữa hai cây đậu hoa xanh
thuần chủng và hoa trắng thuần chủng được đời sau gồm 38 cây đậu hoa xanh và 5
cây đậu hoa trắng. Nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Tỷ lệ 38:5 xấp xỉ 7:1 nên chứng
tỏ một bên cho 2 loại giao tử, bên kia cho 4 loại giao tử.
B. Hiện tượng tương tác bổ trợ
giữa các gen trội cùng quy định một tính trạng.
C. Quá trình phát sinh giao tử của
cây đậu xanh, alen quy định màu hoa xanh vốn là trội, bị đột biến thành alen
lặn với một tần số nhất định.
D. Có hiện tượng 4 gen cùng tác
động quy định một tính trạng và các gen này tương tác cộng gộp với nhau tạo
nên 9 lớp kiều hình với tỷ lệ xấp xỉ 38:5.
|
|
Câu 20,Một loài mới có thể được hình thành bằng
nhiều cơ chế khác nhau. Đối với các loài thực vật hiện nay, cơ chế nào đóng góp
nhiều nhất vào quá trình hình thành loài mới?
A. Cơ chế cách ly sinh thái.
B. Cơ chế cách ly địa lý.
C. Cơ chế cách ly tập tính.
D. Cơ chế lai xa và đa bội hóa.
|
|
Câu 21,Ở lợn, màu sắc da được quy định bởi một đơn gen
gồm hai alen trội lặn không hoàn toàn. Trong đó AA da màu trắng; Aa da đốm; aa
da màu đen. Xét trên một quần thể lợn gồm 1000 cá thể, người ta nhận thấy 410
con có da màu trắng, 580 con da đốm còn lại là màu đen. Nhận định nào là KHÔNG
chính xác khi nói về quần thể lợn nói trên?
A. Tỷ lệ cá thể mang alen lặn
trong quần thể nói trên là 58%.
B. Quần thể chưa tồn tại ở trạng
thái cân bằng.
C. Có 990 cá thể chứa alen trội.
D. Khi không có sự tác động của các
nhân tố tiến hóa, quần thể trên sẽ đạt trạng thái cân bằng sau một thế hệ
ngẫu phối.
|
|
Câu 22,Xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc
thể thường ở ruồi giấm, nếu lai hai cá thể ruồi giấm với nhau thu được F1 có số
cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn ở cả 2
locus nói trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 4%.
B. 26%.
C. 8%.
D. 2%.
|
|
Câu 23,Gieo các hạt giống bí ngô được lấy từ các hạt
lai giữa hai cây bí quả tròn với nhau, khi ra quả người ta nhận thấy có 725 cây
bí cho quả tròn, 477 cây cho quả bầu dục và 83 cây cho quả dài. Sự di truyền
tính trạng hình dạng quả ở bí bị chi phối bởi quy luật
A. Tương tác bổ trợ giữa hai alen
lặn cùng quy định một tính trạng.
B. Tương tác bổ trợ giữa hai gen
trội.
C. Tương tác át chế trong đó kiểu
hình át chế trùng với kiểu hình trội.
D. Di truyền tế bào chất.
|
|
Câu 24,Nhận định KHÔNG chính xác khi nói về quần thể
giao phối không ngẫu nhiên?
A. Các quần thể này mang tính đa
hình lớn, có giá trị cho chọn lọc cao.
B. Thành phần kiểu gen của quần
thể biến đổi theo hướng tăng dần số lượng các kiểu gen đồng hợp và giảm dần
tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
C. Không có sự biến đổi về tần số
tương đối của các alen trong quần thể nếu bỏ qua sự tác động của đột biến,
chọn lọc và di nhập gen cũng như các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Bản thân giao phối không ngẫu
nhiên chính là một nhân tố tiến hóa thúc đẩy quá trình biến đổi thành phần
kiểu gen của quần thể.
|
|
Câu 25,Cho các bệnh, tật và hội
chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (4), (6).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (2), (3), (4), (6).
|
Câu 26,Thể tứ bội được hình thành
A. Tất cả các NST đã được nhân đôi
và tách ra nhưng chúng không được di chuyển về hai cực của tế bào trong những
lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Tất cả các NST kép liên kết với
nhau ở tâm động quá chặt nên không phân ly được về hai cực của tế bào trong
quá trình hình thành giao tử.
C. Rối loạn quá trình nhân đôi của
NST trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. Tất cả các NST sau khi nhân đôi
đều được di chuyển về một cực của tế bào trong lần nguyên phân đầu tiên của
hợp tử.
|
Câu 27,Biện pháp phổ biến tạo ra các giống cây trồng có
năng suất cao về các cơ quan sinh dưỡng:
A. Gây đột biến đa bội thể.
B. Gây đột biến lệch bội.
C. Gây đột biến gen, tác động vào
các gen quy định kích thước của cơ quan, bộ phận sinh dưỡng.
D. Gây đột biến thể ba ở các NST
mang gen quyết định số lượng.
|
Câu 28,Nếu một alen trội đột biến thành alen lặn trong
quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen đó
A. không bao giờ biểu hiện ra kiểu
hình.
B. bị CLTN đào thải hoàn toàn ra
khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
C. được tổ hợp với alen trội để
tạo ra thể đột biến.
D. có thể được phát tán trong quần
thể nhờ quá trình giao phối.
|
Câu 29,Khẳng định chính xác về quá trình hình thành
loài bằng con đường cách ly địa lý
A. Quá trình hình thành loài bằng
con đường cách ly địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp và trải qua nhiều
giai đoạn trung gian.
B. Quá trình hình thành loài bằng
con đường địa lý thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển hoặc
các loài thực vật.
C. Hai quần thể được tách ra từ
một quần thể ban đầu do chướng ngại địa lý chắc chắn sẽ biến đổi thành phần
kiểu gen và tần số alen để tạo ra hai loài khác nhau.
D. Các chướng ngại địa lý ngăn cản
sự tiếp xúc giữa các cá thể cùng loài, do vậy có thể coi cách ly địa lý là
một trường hợp đơn giản nhất của cách ly sinh sản.
|
|
Câu 30,Khi lai những con ruồi giấm cánh cong với nhau
người ta thu được tỷ lệ các con lai 2 cong: 1 thẳng. Khi lai ruồi giấm thân
xám, cánh cong với ruồi thân đen, cánh cong thu được 39 ruồi thân xám, cánh
cong và 19 ruồi thân xám, cánh thẳng. Cho ruồi F1 thân xám, cánh thẳng giao
phối với nhau thu được F2 gồm 75% thân xám, canh thẳng; 25% thân đen, cánh
thẳng. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về sự di truyền các tính
trạng nói trên ở ruồi giấm?
A. Tính trạng hình dạng cánh có
hiện tượng chết đồng hợp tử trội.
B. Tính trạng cánh thẳng là trội
hoàn toàn so với cánh cong.
C. Các tính trạng xem xét có sự
phân ly 3:1 theo quy luật Mendel.
D. Tính trạng màu sắc thân di
truyền liên kết với tính trạng hình dạng cánh.
|
Câu 31,Về đột biến gen, khẳng định chính xác:
A. 5BU và consixin là những tác nhân gây đột biến gen rất
mạnh, được sử dụng trong nhiều thực nghiệm, các nhà nghiên cứu phải hết sức
thận trọng khi tiếp xúc với các loại hóa chất này.
B. Người ta phân loại đột biến gen thành: thay thế; thêm;
mất một cặp nucleotit.
C. Đột biến gen chỉ là những biến đổi nhỏ hay còn gọi là
đột biến điểm liên quan tới 1 hay một vài cặp nucleotit tại một vị trí trong
vùng mã hóa của gen.
D. Với đột biến xảy ra ở vùng vận
hành hay vùng khởi động của gen, có thể gen đó sẽ không được biểu hiện chức
năng của mình.
|
Câu 32,Một loài động vật săn mồi sống trong một khu
rừng có tập tính hoạt động vào ban ngày, tuy nhiên trong quần thể loài này xuất
hiện một đột biến khiến mắt chúng có thể nhìn tốt hơn vào ban đêm, các cá thể
này chuyển sang kiếm ăn vào ban đêm, trong quá trình đó chúng có xu hướng giao
phối với những cá thể ăn đêm giống chúng. Sau hàng ngàn thế hệ, giữa nhóm ăn
đêm và nhóm ăn ngày vẫn có khả năng giao phối tuy nhiên, các con của chúng sinh
ra thường chết non. Nhận định nào là giải thích chính xác hiện tượng trên?
A. Các đột biến mới trong quần thể
tạo nên sự cách ly địa lý, tuy nhiên trong trường hợp này chưa có sự xuất
hiện loài mới.
B. Sự cách ly về tập tính đã hình
thành một loài mới từ loài ban đầu.
C. Chọn lọc tự nhiên có xu hướng
lựa chọn các đối tượng ăn đêm, vì vậy số lượng cá thể nhóm ăn đêm tăng dần
lên.
D. Sự cách ly địa lý đã tạo điều
kiện cho quá trình hình thành loài mới.
|
Câu 33,Ở một loài thực vật màu sắc hoa được chi phối
bởi 2 cặp alen (Aa và Bb) di truyền độc lập với nhau. Biết rằng nếu giao phấn 2
cây dị hợp với nhau, đời con cho tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Ở một locus khác,
thân thấp (T) là trội hoàn toàn so với thân cao (t). Phép lai nào dưới đây cho
tỷ lệ thân thấp, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 6,25%?
A.
B. AaBbTt x aabbTt
C.
D.
|
Câu 34,Nhận định KHÔNG chính xác về
quá trình hình thành và phát triển sự sống?
A. Những hóa thạch cổ nhất được
con người phát hiện trong tầng địa chất của đại Thái cổ.
B. Lịch sử phát triển sự sống cho
thấy nhiều thời điểm sự biến đổi địa chất và khí hậu làm tuyệt diệt hàng loạt
các loài sinh vật.
C. Trái đất hình thành cách đây
khoảng 4,6 tỉ năm, và phải mất hơn một tỉ năm để những sinh vật sống đầu tiên
được tạo ra nhờ con đường tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.
D. Trong quá trình tiến hóa hóa
học, các hợp chất hữu cơ đơn giản bắt đầu được tổng hợp từ những chất vô cơ
đơn giản gồm: CH4, NH3, N2; H2 và O2.
|
Câu 35,Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại,
thực chất của chọn lọc tự nhiên?
A. Quyết định tốc độ và chiều
hướng của quá trình tiến hóa ở quần thể sinh vật.
B. Các cá thể mang những đặc điểm
thích nghi nhất sẽ tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
C. Tạo ra loài mới thích nghi với
môi trường từ loài gốc không thích nghi.
D. Phân hóa khả năng sống sót và
sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
|
Câu 36,Do hậu quả của ô nhiễm, ở một thành phố với 3
triệu dân, xuất hiện một căn bệnh lạ với tỷ lệ cứ 10000 đứa trẻ thì có 1 đứa
mang bệnh. Biết bệnh do một cặp alen lặn nằm trên NST gây ra. Nếu quần thể cân
bằng, số người mang alen bệnh trong thành phố
A. 30000 người.
B. 300 người.
C. 59400 người.
D. 59700 người.
|
Câu 37,Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào dưới đây
KHÔNG chính xác?
A. Hóa thạch là di tích của sinh
vật để lại trong các lớp địa tầng của vỏ trái đất.
B. Tuổi của hóa thạch có thể được
xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
C. Căn cứ vào tuổi hóa thạch, có
thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta
những bằng chứng về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
|
Câu 38,Theo quan điểm của Lamac, trong quá trình tiến
hóa không có loài nào bị tuyệt chủng vì:
A. Các loài sinh vật có một khả
năng có sẵn là luôn tìm cách vươn lên hoàn thiện mình, hay nói cách khác khả
năng chịu đựng của sinh vật là rất lớn.
B. Với mỗi loài, số lượng cá thể
có thể đạt con số hàng triệu vì vậy chúng không thể bị tiêu diệt hết.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp
nên các sinh vật luôn có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải.
D. Các loài luôn phát sinh những
biến dị cá thể để thích nghi với sự biến động của môi trường.
|
Câu 39,Phát biểu KHÔNG chính xác về đột biến đảo đoạn
A. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có
thể giảm khả năng sinh sản.
B. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen nên
hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
C. Hiện tượng đảo đoạn, sắp xếp lại các gen có thể dẫn đến
quá trình hình thành loài mới.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa
nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
|
Câu 40,Sự khác biệt rõ nét nhất giữa tiến lớn so với
tiến hóa nhỏ là
A. Tiến hóa nhỏ xảy ra trên quy mô
của của bậc phân loại dưới loài, thường là các quần thể. Trong khi đó tiến
hóa lớn xảy ra ở quy mô một loài.
B. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ
loài, còn tiến hóa lớn xảy ra ở cấp độ trên loài, nó giải thích quá trình
hình thành các bậc phân loại như họ, bộ, lớp, ngành, giới.
C. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần
thể vì quần thể là đơn vị cơ bản của tiến hóa, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức
độ quần xã và trên quần xã.
D. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở cấp độ
phân tử (tiến hóa vi mô) còn tiến hóa lớn xảy ra ở cấp độ cơ thể (tiến hóa vĩ
mô).
|
Câu 41,Nhận định nào sau đây về con người là chính xác?
A. Con người là một sinh vật do
vậy nó sẽ luôn chịu sự tác động của các nhân tố sinh học là chủ yếu chứ không
chịu tác động của nhân tố xã hội trong quá trình phát triển.
B. Hiện nay trên thế giới có bốn
loài người khác nhau, loài người da trắng, người da đen, người da vàng và
người da đỏ.
C. Loài người hiện đại H. sapiens
là con cháu trực tiếp của dạng người H. nealderthalensis đã tuyệt chủng cách
đây khoảng 30000 ngàn năm.
D. Các nhân tố sinh học đóng vai
trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hóa của người vượn và người cổ.
|
Câu 42,Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một
locus có hai alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm
tỉ lệ 25%. Sau 1 thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến
hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Theo lí thuyết, thành
phần kiểu gen của quần thể (P) là
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
B. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa.
C. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.
D. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
|
|
Câu 43,Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn
toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân
cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí
thuyết, nếu cho các cây thân cao F1 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây
thân cao ở đời sau là:
A. 1/2.
B. 1/9.
C. 3/4.
D. 8/9.
|
Câu 44,Quá trình sinh sản ở nấm nhầy trải qua giai đoạn
đặc biệt trong đó các tế bào có sự nhân lên về số lượng NST nhưng không có sự
phân chia tế bào chất. Điều này dẫn đến
A. Tạo thành các giao tử có số
lượng NST lớn, hay còn gọi là các giao tử đa bội.
B. Ức chế sự nhân đôi của ADN và
NST.
C. Tạo thành các tế bào có kích
thước lớn và có nhiều nhân.
D. Một số NST bị tiêu biến để đảm
bảo sự ổn định số lượng NST qua các thế hệ tế bào.
|
Câu 45,Khẳng định chính xác khi nói về hệ động thực vật
trên các quần đảo đại dương?
A. Hệ động, thực vật nghèo nàn hơn
các quần đảo lục địa.
B. Hệ động, thực vật giống với các
vùng lục địa lân cận.
C. Chỉ bao gồm các loài đặc hữu.
D. Hệ động, thực vật chỉ bao gồm
các loài du nhập từ nơi khác đến.
|
Câu 46,Ở người, tật câm điếc bẩm sinh do hai gen lặn c
và d quy định. Để một người có thể nghe được bình thường phải có ít nhất hai
alen trội trong kiểu gen. Ở một gia đình, bố mẹ câm điếc sinh ra 5 người con
nghe bình thường. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất để giải thích?
A. Bố có kiểu gen là Ccdd mẹ có
kiểu gen là ccDd hoặc ngược lại.
B. Người bố đồng hợp tử trội ở 2
locus, người mẹ dị hợp ở cả hai locus.
C. Có hiện tượng đột biến trong
quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ.
D. Bố và mẹ dị hợp tử ở một trong
hai cặp alen, đồng hợp lặn ở cặp alen cònlại.
|
Câu 47,Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao,
alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu
vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội
là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân
thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80
cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây
thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ
lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
A.
|
|
B.
|
|
C.
|
|
D.
|
Câu 48,Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại,
quá trình hình thành loài mới
A. bằng con đường cách ly địa lý
diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả
năng phát tán mạnh.
B. là quá trình tích lũy các biển
đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
C. là sự cải biến thành phần kiểu
gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly
sinh sản với quần thể gốc.
D. không gắn liền với quá trình
hình thành quần thể thích nghi.
|
Câu 49,Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN có vai
trò
A. Góp phần làm tăng tần số của các biến dị tổ hợp trong
quá trình sinh sản hữu tính.
B. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ nhờ
sao chép chính xác phân tử ADN gốc.
C. Điều hòa hoạt động của các gen thông qua việc sao chép
chính xác trình tự nucleotit của gen đó.
D. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
của các loài.
|
Câu 50,Xác định chỉ số thông minh theo phương pháp
thông thường theo công thức
A. Tổng trung bình của các lời
giải được tính thống kê theo tuổi khôn (tuổi trí tuệ) chia cho tuổi sinh học
và nhân với 100.
B. Tổng trung bình của các lời
giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với
100.
C. Tổng trung bình của các lời
giải được tính thống kê theo tuổi khôn nhân với tổng trung bình của các lời
giải được tính thống kê theo tuổi sinh học rồi chia cho 100.
D. Tổng trung bình của điểm số các
bài khảo sát ứng với mỗi lứa tuổi.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét