Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

MỘT SỐ CÂU HỎI - BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN TRONG CÁC ĐỀ HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA TỪ 2011-2015

Câu 1:
            a) Lai thuận-nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền học? Giải thích.
           b) Trong chọn giống, nhiều khi người ta thực hiện phép lai trở lại: Ví dụ, lai dòng thuần chủng A với dòng thuần chủng B rồi sau đó cho con lai lai trở lại với dòng A. Đời con sinh ra sau đó lại tiếp tục cho lai trở lại với đúng dòng A ban đầu và quá trình lai trở lại như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy cho biết cách lai trở lại như vậy nhằm mục đích gì? Giải thích.
Câu 2: Cho rằng ở một loài động vật, lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn, trong đó kiểu gen AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng lông dài giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số con lông dài chiếm 3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái.
          a) Giải thích kết quả phép lai.
          b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 3: Giả sử ở một loài ruồi, khi tiến hành lai giữa 2 ruồi thuần chủng, một ruồi đực có lông đuôi và một ruồi cái không có lông đuôi, người ta thu đ­ược F1 100% con có lông đuôi. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi. Trong đó, ở F2 tỉ lệ đực : cái là 1 : 1, nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái.
            Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 4: Lông mọc trên đốt ngón tay giữa là một tính trạng đơn gen do len trội M quy định. Ngư­ời đồng hợp tử lặn (mm) không biếu hiện kiểu hình này. Khi thống kê ở 1000 gia đình cả bố và mẹ đều có lông đốt ngón tay giữa, người ta thấy 1652 người con có kiểu hình này và 205 người con không có kiểu hình này. Hãy giải thích kết quả theo nguyên lý di truyền học Men đen.
Câu 5: Một nhà di truyền học cho rằng: “Để xác định phư­ơng thức di truyền của nhiều tính trạng trong các phép lai một cặp tính trạng t­ương phản theo di truyền học Men đen, việc phân tích kiểu hình các con lai ở thế hệ F1 xuất phát từ các dòng P thuần chủng là không đủ, mà cần theo dõi qua nhiều thế hệ (F2, F3,...)”. Hãy nêu 4 ví dụ để minh chứng.
Câu 6: Ở một loài thực vật, khi cho dòng hoa kép làm mẹ giao phấn với dòng hoa đơn, thu được F1 100% hoa kép. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 100% hoa kép. Bằng cách nào xác định được tính quy luật sự di truyền của dạng hoa?
Câu 7: Ở một loài thực vật, ngời ta thực hiện hai phép lai sau:
            - Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.
            - Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 3 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.
            Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở Dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.
            a) Hãy dùng tiêu chuẩn X2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, X2 lí thuyết = 3,84.
            b) Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai phép lai trên.
            c) Cho rằng khi lai Dòng 2 với Dòng 3 được F1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả ở F2 sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết quả của phép lai.
Câu 8: Ở sinh vật lưỡng bội, sự tương tác giữa các alen của một gen đối với sự hinhg thành tính trạng được biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 9: Khi cho lai hai dòng thuần chủng cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau, thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 368 cây hoa trắng và 272 cây hoa đỏ.
            a) Hãy giải thích và viết sơ đồ cơ sở di truyền sinh hóa về sự hình thành màu hoa đỏ ở cây F2.
          b) Bằng cách nào xác định được cây hoa trắng ở F2 có kiểu gen đồng hợp về tất cả các alen lặn?

            Cho biết: không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n-1) =1; α = 0,05 thì  X2 (khi bình phương) lý thuyết = 3,84.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét