Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

LÍ THUYẾT THEO BÀI SINH HỌC 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN


I.DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
1.NST giới tính:

Là loại NST chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác)
+Cặp XX gồm 2 chiếc tương đồng.
+Cặp XY có vùng tương đồng và vùng không tương đồng.


2.Cơ chế NST xác định giới tính:
] Sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính là cơ sở tế bào học của sự hình thành giới tính đực, cái.
*Kiểu XX, XY
Loài
XX
XY
Động vật
Thực vật
Chim, bướm, cá, ếch, nhái.
Dâu tây.
Đực
Cái
Động vật có vú, ruồi giấm, người.
Gai, chua me.
Cái
Đực

*Kiểu XX, XO:
Loài
XX
OX
Châu chấu ,rệp, bọ xit
Cái
Đực
Bọ nhậy
Đực
Cái

3.Di truyền liên kết với giới tính

a.Gene trên vùng không tương đồng của Y
*VD: Người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này.
*Giải thích: Gene quy định tính trạng nằm trên NST Y, ko có allele tương ứng trên X→  Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu gen XY trong dòng họ.
*Quy luật di truyền:
Di truyền thẳng.

b.Gene trên vùng không tương đồng với Y của X
*Thí nghiệm
SGK

*Nhận xét:
-Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
-Tính trạng mắt trắng xuất hiện chủ yếu ở con đực.

*Giải thích:
 -Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau à Gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính.
-Mắt trắng chủ yếu xuất hiện ở con đực vì cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH.


*SĐL:

*Quy luật di truyền
- Di truyền chéo.




4.Ý nghĩa
-Điều khiển tỷ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
-Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
-Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính.

II.DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

1.Thí nghiệm:
-Thí nghiệm của Correns 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.







-F1 luôn có KH giống bố mẹ


2.Giải thích:
-Trong tế bào nhân thực, ngoài hệ gene trong nhân còn có hệ gene ngoài tế bào chất nằm trong các bào quan ti thể, lục lạp.
-Khi thụ tinh, giao tử đực (tinh trùng) đóng góp chủ yếu nhân trong khi giao tử cái (trứng) còn đóng nhiều tế bào chất cho hợp tử. Do vậy các gen nằm trong TBC (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.

3.Quy luật di truyền:
-Các tính trạng di truyền qua TBC được di truyền theo dòng mẹ.
-Các tính trạng di truyền qua TBC ko tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân.

Phương pháp phát hiện quy luật di truyền
1.DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau, biểu hiện có ở cả 2 giới.
2.DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH  giống mẹ
DT phân lyđộc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét