Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
a/ Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào. b/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.
c/ Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn. d/ Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
Câu 2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
a/ Tế bào lông hút b/ Tế bào nội bì c/ Tế bào biểu bì d/ Tế bào vỏ.
Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
a/ Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
b/ Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
c/ Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
a/ Tham gia vào quá trình trao đổi chất. b/ Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
c/ Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể. d/ Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
Câu 5: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 6: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?
a/ Từ 100 gam đến 400 gam. b/ Từ 600 gam đến 1000 gam.
c/ Từ 200 gam đến 600 gam. d/ Từ 400 gam đến 800 gam.
Câu 7: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:
a/ 60 gam nước. b/ 90 gam nước. c/ 10 gam nước. d/ 30 gam nước.
Câu 8: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
b/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
a/ Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
b/ Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
c/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Câu 10: Nước liên kết có vai trò:
a/ Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. b/ Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
c/ Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh. d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 11: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.
c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ. d/ Qua mạch gỗ.
Câu 12: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
a/ Khi cây ở ngoài ánh sáng b/ Khi cây thiếu nước.
c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên. d/ Khi cây ở trong bóng râm.
Câu 13: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước. d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 14: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
a/ Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng. b/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
c/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng. d/ Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 15: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
a/ Khi cây ở ngoài sáng. b/ Khi cây ở trong tối.
c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi. d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.
Câu 16: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:
a/ Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng. b/ Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.
c/ Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối. d/ Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.
Câu 17: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
b/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
c/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. d/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 19: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:
a/ Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim. b/ Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic.
c/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
d/ Thành phần của axit nuclêôtic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
Câu 20: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?
a/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.
b/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.
c/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.
d/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.
Câu 21: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
Câu 22: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:
a/ Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu. b/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
c/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.
d/ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.
Câu 23: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 24: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 25: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
a/ Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. b/ Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
c/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. d/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 26: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
a/ Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây. b/ Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
c/ Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
d/ Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Câu 27: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
a/ Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
c/ Thế năng nước của đất là quá thấp. d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 28: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây. b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
c/ Chóp rễ che chở cho rễ. d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 29: Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là:
a/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng. b/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
c/ Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu. d/ Hoạt động của
Câu 30: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
a/ Độ ẩm đất và không khí. b/ Nhiệt độ. c/ Anh sáng. d/ Dinh dưỡng khoáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét