Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Tự học sinh học 12: trắc nghiệm ôn tập bài 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ


Câu 1. Hai gen đều có 3000 Nu, đều sao mã một lần. Mỗi ribônuclêôtit đều để 5 lượt ribôxôm trượt qua thì số lượt phân tử tARN tới giải mã là:
A.996 lượt phân tử tARN.                          
B. 1000 lượt phân tử tARN.
C. 994 lượt phân tử tARN.                             
D. 998 lượt phân tử tARN.
Câu 2. Hai gen đều có 3000 Nu, trong đó A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu. Hai gen đều sao mã một lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin và 1200 Xitôzin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit trong mARN là:
A. U = 150 rNu; rA = 75 rNu; rG = 300 rNu và rX =225 rNu.
B. U = 75 rNu; rA = 150 rNu; rG = 225 rNu và rX =300 rNu.
C. U = 300 rNu; rA = 150 rNu; rX = 600 rNu và rG = 450 rNu.
D. U = 150 rNu; rA = 300 rNu; rX = 450 rNu và rG = 600 Nu.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất:
A. Liên kết peptit được hình thành giữa các nhóm amin của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế cận.
B. Liên kết peptit được hình thành giữa các nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế cận.
C. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin sau với nhóm cacboxyl của axit amin trước.
D. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin trước với nhóm cacboxyl của axit amin sau.
Câu 4. Mã di truyền trên m-ARN được đọc theo chiều:
A. Tùy theo vị trí tiếp xúc của ribôxôm.
B. Một chiều từ 5 đến 3.
C. Một chiều từ 3 đến 5.
D. Hai chiều 5' đến 3' hoặc3' đến 5'
Câu 5. Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và sao mã là:
A. Đều có sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza.
B. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
D. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét