Kỳ thi: KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi: SINH HỌC LỚP 12
I. PHẦN CHUNG:
001: Boä ba naøo sau ñaây laø boä ba keát thuùc quaù trình dòch maõ.
A. UAG. B. AUG. C. GAU. D. GUA.
002: Đột biến gen lặn được biểu hiện kiểu hình trong trường hợp nào?
A. Luôn được biểu hiện. B. Chỉ biểu hiện trong cơ thể dị hợp.
C. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đơn bội. D. Chỉ biểu hiện kiểu hình ở trường hợp đồng hợp lặn.
003: Moät phaân töû ADN qua 4 laàn töï nhaân ñoâi soá ADN môùi taïo thaønh laø:
A. 8 B. 16 C. 4 D. 64
004: Vì sao treân maïch khuoân 3’5’ maïch boå sung ñöôïc toång hôïp lieân tuïc, coøn treân mạch khuoân 5’3’, maïch boå sung toång hôïp ngaét quãng?
A. Vì enzim ADN – Poâlimeraza chæ söû duïng moät maïch laøm khuoân.
B. Vì maïch khuoân 5’3’ toång hôïp töøng ñoaïn okazaki.
C. Vì enzim ADN – Poâlimeraza chæ toång hôïp maïch môùi theo chieàu 5’3’.
D. Vì trên mạch khuôn 5’3’ tổng hợp mạch bổ sung từ trong ra ngoaøi.
005: Trong cấu trúc bậc 2 của ADN kép, A chỉ liên kết với T và G chỉ liên kết với X là vì:
A. Đảm bảo cho 2 mạch đơn luôn song song với nhau.
B. Một bazơ có kích thước bé được bù bằng một bazơ cơ kích thước lớn.
C. Có sự phù hợp về lực hút tĩnh điện.
D. Đặc điểm cấu trúc hoá học của các cặp bazơnitric.
006: Một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh có 18 axit amin, phân tử mARN đã dịch mã ra phân tử prôtêin đó có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 60 B. 30 C. 90 D. 120
007: Trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit, điều nào sau đây là sai khi cho rằng:
A. Ribôxom trượt qua bộ ba kết thúc trên mARN.
B. Ribôxom không trượt qua bộ ba kết thúc trên mARN.
C. Các ribôxom thường cùng trượt trên mARN theo từng nhóm từ 5 – 20 ribôxom.
D. Sau khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit cắt axit amin mở đầu hoàn thành cấu trúc bậc cao hơn gọi là prôtêin.
008: Đặc điểm nào sau đây chỉ xảy ra đối với tế bào nhân thực trong quá trình phiên mã?
A. mARN sau phiên mã được trực tiếp sử dụng làm khuôn.
B. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn Itron.
C. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn exon.
D. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn Itron nối những đoạn exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.
009: Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit. D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
010: Giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là:
A. Đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào.
B. Đều phát sinh trên ADN dạng vòng.
C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
D. Phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định.
011: Gen B bị đột biến tạo thành gen b, phân tử prôtêin do gen b tổng hợp nên ít hơn phân tử prôtêin do gen B tổng hợp nên 1 axit amin. Hỏi gen B dài hơn gen b bao nhiêu A0?
A. 10,2 B. 20,4 C. 30,6 D. 40,8
012: Bệnh nào sau đây là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X:
A. Bệnh mù màu, bệnh bạch tạng. B. Bệnh máu khó đông, tật dính ngón tay số 2 và 3.
C. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. D. Bệnh máu khó đông, bệnh câm điếc bẩm sinh.
013: Thể đột biến là:
A. Tập hợp các gen trong cơ thể đột biến.
B. Tập hợp các dạng đột biến trong cơ thể.
C. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D. Những cá thể mang gen đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
014: Ở người mắt nâu (N) là trội hoàn toàn so với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là:
A. Đều có kiểu gen NN. B. Đều có kiểu gen Nn.
C. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen NN và ngược lại. D. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn.
015: Một đoạn phân tử ADN khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là:
A. Nuclêôtit. B. Nuclêôxom. C. Crômatit. D. Sợi nhiễm sắc.
016: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) nào dưới đây có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng:
A. Mất đoạn B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
017: Mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) số 5 gây bệnh nào sau đây:
A. Hội chứng mèo kêu. B. Ung thư máu. C. Hội chứng Tớcnơ. D. Hội chứng claiphentơ.
018: Cơ thể có kiểu gen Aaa có thể cho ra những lọai giao tử nào?
A. 2a: 3AA : 1aa B. 1A : 2a : 2Aa : 1aa. C. 1A : 2a : 2Aa : 1AA. D. 2a : 2AA : 1aa:1a.
019: Kết quả của phép lai một tính (do 1 gen qui định) nào sau đây đúng với kết quả của qui luật phân li của Menđen:
A. 246 cây hoa vàng: 238 cây hoa trắng. B. 906 cây thân cao : 700 cây thân thấp.
C. 385 cây quả tròn : 128 cây quả dài. D. 390 cây quả ngọt : 90 cây quả chua.
020: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdee qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử:
A. 8 B. 16 C. 12 D. 6
021: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
B. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng.
C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng.
D. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
022: Cho phép lai AaBbdd X AabbDd. Kết quả nào sau đây không xuất hiện ở con lai.
A. Kiểu gen Aabbdd chiếm tỉ lệ 12,5%. B. Kiểu gen aaBbDd chiếm tỉ lệ 6,25%.
C. Kiểu gen AABbdd chiếm tỉ lệ 6,25%. D. Kiểu gen aabbdd chiếm tỉ lệ 25%.
023: Phép lai một cặp tính trạng cho con lai có 16 tổ hợp. Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không phải của tương tác gen theo kiểu bổ sung:
A. 9 : 7. B. 9 : 6 : 1. C. 9 : 3 : 3 :1. D. 15 : 1.
024: Gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể (NST) khoảng cách của 2 gen là 5cM, nếu xảy ra trao đổi chéo thì tần số hoán vị gen giữa 2 gen này là bao nhiêu?
A. 50% B. 5% C. 25% D. 0,5%
025: Sự ........(A).... giữa các crômatit trong mỗi cặp nhiễm sắc thể kép.....(B)... dẫn đến hoán vị gen. A và B lần lượt là:
A. Tiếp hợp, tương đồng. B. Tiếp hợp và trao đổi chéo, tương đồng.
C. Tiếp hợp, không tương đồng. D. Trao đổi chéo, không tương đồng.
026: Ở một loài sinh vật trong tế bào sinh giao tử hình thành 4 nhóm tính trạng di truyền liên kết với nhau. Loài sinh vật nói trên có thể là:
A. Lúa nước. B. Đậu Hà lan C. Ruồi giấm. D. Chuột.
027: Với mỗi gen qui định 1 tính trạng và tần số hoán vị gen < 50% thì phép lai nào sau đây luôn cho kết quả 2 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau ở đời con:
A. . B. . C. . D. .
028: Nếu tính trạng là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho ra tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
A. XAXa x XaY. B. XAXa x XAY. C. XAXA x XaY. D. XaXa x XAY.
029: Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng có tổng số cá thể là 2000. Trong đó 1755 số cá thể mang kiểu hình trội, còn lại là số cá thể mang kiểu hình lặn. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể nói trên là:
A. 0,35AA : 0,4 Aa : 0,25aa. B. 0,4225AA : 0,455Aa : 0,1225aa.
C. 0,122AA : 0,455 Aa : 0,4225aa. D. 0,625AA : 0,375 Aa : 0,1225aa.
030: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ dị hợp bằng 60%, sau một số thế hệ tự phối liên tiếp tỉ lệ dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là:
A. 3 thế hệ B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ.
031: Cừu Đôlly được tạo ra bằng phương pháp nào?
A. Công nghệ tế bào. B. Nhân bản vô tính động vật.
C. Gây đột biến. D. Cấy truyền phôi.
032: Về mặt di truyền học, quần thể được chia thành:
A. Quần thể cùng loài và quần thể khác loài. B. Quần thể một năm và quần thể nhiều năm.
C. Quần thể địa lí và quần thể sinh thái. D. Quần thể tự phối và quần thể giao phối.
PHẦN RIÊNG:
A - BAN CƠ BẢN:
033: Một gen có chiều dài 2040A0, gen này tổng hợp nên một phân tử Prôtêin có bao nhiêu axit amin.
A. 198 B. 199 C. 200 D. 201
034: Cơ chế phát sinh hội chứng đao là:
A. Trong giảm phân cặp nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 không phân li.
B. Cặp NST thứ 21 bị mất một đoạn.
C. Cặp NST thứ 21 bị đứt ra và gắn vào vị trí khác.
D. Nhiễm sắc thể thứ 21 bị lặp đoạn.
035: Nhiễm sắc thể (NST) quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào vì:
A. NST bắt đầu co xoắn. B. NST co xoắn cực đại. C. NST có dạng sợi mãnh. D. NST đã nhân đôi.
036: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là:
A. Mức phản ứng. B. Thích nghi kiểu gen. C. Đột biến. D. Biến dị.
037: Người ta phát hiện ra các bệnh như: Ung thư máu, hội chứng đao, hội chứng claiphentơ nhờ dựa vào phương pháp nghiên cứu nào sau đây:
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu di truyền phân tử.
C. Nghiên cứu phả hệ. D. Nghiên cứu di truyền tế bào.
038: Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật, tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều tăng lên một chiếc gọi là:
A. Thể tam nhiễm. B. Thể tứ nhiễm. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
039: Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội là:
A. Tia gamma. B. Tia rơnghen.
C. Cônsixin. D. Hoá chất EMS(êtyl meta sunfonat).
040: Quan sát một tế bào người ta phát hiện cặp NST giới tính có 3NST X, người này bị bệnh gì?
A. Bệnh teo cơ. B. Bệnh máu khó đông. C. Hội chứng siêu nữ. D. Hội chứng claiphentơ.
B- BAN KHTN:
041: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với ADN “mẹ”.
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung.
C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược nhau.
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’3’ do một loại enzim nối thực hiện.
042: Biết A: Thân cao; a : thân thấp.
Cho phép lai Aaa x AAa và F1 thu được 4 kết quả sau đây, hãy xác định kết quả đó.
A. 875 cây thân cao : 25 cây thân thấp. B. 369 cây thân cao : 123 cây thân thấp.
C. 979 cây thân cao : 89 cây thân thấp. D. 437 cây thân cao : 434 cây thân thấp.
043: Cho 3 quần thể giao phối sau:
Quần thể I: 0,25AA : 0,1Aa : 0,65aa.
Quần thể II: 0,3AA : 0,7aa.
Quần thể III: 0,6Aa : 0,4aa.
kết luận nào sau đây là đúng:
A. Cả 3 quần thể nói trên đều ở trạng thái cân bằng.
B. Chỉ có quần thể II cân bằng.
C. Chỉ có quần thể III cân bằng.
D. Tần số mỗi alen tương ứng trong 3 quần thể giống nhau.
044: Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là:
A. Một loại bộ ba có thể mã hoá cho nhiều axit amin (aa).
B. Nhiều loại bộ ba không tham gia mã hoá aa.
C. Nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại aa.
D. Một loại bộ ba chỉ mã hoá cho một loại aa.
045: Đối với một bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường, nếu hai bố mẹ đều bình thường, bà con nội ngọai cũng bình thường, họ có một người con mắc bệnh thì giải thích hiện tượng này như thế nào?
A. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng bị át chế không biểu hiện.
B. Do gen trội xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và làm biểu hiện bệnh.
C. Đã phát sinh một đột biến mới làm xuất hiện bệnh trên.
D. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng do đột biến mất đoạn NST mang gen đột biến.
046: Biết mỗi gen đều có khối lượng 9.105 đơn vị cacbon. Gen trội có 15% ađênin và gen lặn có 20% Xitôzin. Phép lai Bb x Bb, nếu một trong hai cơ thể mang lai bị đột biến dị bội ở cặp NST mang cặp gen đã cho trong giảm phân. Hãy cho biết loại hợp tử nào sau đây chắc chắn không xuất hiện ở con lai:
A. Hợp tử có 1350 ađênin. B. Hợp tử có 1050 ađênin. C. Hợp tử có 1800 ađênin. D. Hợp tử có 2250 ađênin.
047: Người ta sử dùng tác nhân đột biến nào sau đây để tạo ra giống lúa (mộc tuyền một) MT1 từ giống lúa (mộc tuyền) MT.
A. Cônsixin. B. Tia gamma (). C. Tia rơnghen (). D. Tia bêta ().
048: Cho lai giữa lừa và ngựa được con lai, người ta gây đa bội hoá con lai đó, cơ thể con lai sau khi đã gây đa bội hoá được gọi là:
A. Ưu thế lai. B. Thể tự đa bội. C. Thể dị đa bội. D. Thể lưỡng bội.
sao hok có đáp án
Trả lờiXóasao ko co dap an
Trả lờiXóahok co dap an sao bjk dug hay sai day
Trả lờiXóadap an oi?? may ntn za??
Trả lờiXóahttp://kienhuyen.blogspot.com/2012/12/on-thi-hoc-ki-i-giai-e-2009.html
Trả lờiXóanhu khong
Trả lờiXóataj sao ko cho luon dap an?
Trả lờiXóapaj cho dap an len thj mj pjet dk dung saj chu?
Trả lờiXóaa chi nao co dap an the nick len day dj?
Trả lờiXóaVào đây coi đáp án luôn!
Trả lờiXóahttp://kienhuyen.blogspot.com/2012/12/on-thi-hoc-ki-i-giai-e-2009.html
sao biết đáp án đây?
Trả lờiXóa1a2d3b4c5d6a7a8d9c10d11a13c14b15b16c17a18b19c21a22d23d24b25d26c28a30b31b32d35b36a37b38c39c40c
Trả lờiXóa