Câu 1. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa. II. Aa x Aa. III. AA x aa. IV. AA x Aa. V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I,III, V B. I, III C. II, III D. I, V
Câu 2. ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời con thu được 2 loại kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của hai cây bố mẹ sẽ là:
A. Aabb x aabb B. AAbb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aaBB
Câu 3. Các nòi I, II, III, IV của 1 loài có nguồn gốc địa lý khác nhau chứa trật tự gen trên 1 NST như sau:
Nòi I : MNSROPQT Nòi II : MNOPQRST Nòi III : MNQPORST
Cho rằng nòi gốc là nòi II và chỉ xảy ra 1 dạng đột biến. Xác định dạng đột biến và hướng phát sinh các nòi :
A. Đảo đoạn, II ->III -> I B. Đảo đoan, I <- II -> III C. lặp đoạn, II ->I->III D. Đảo đoạn, II -> I -> III
Câu 4. Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN?
A. Tâm động; B. Eo sơ cấp; C. Eo thứ cấp; D. Thể kèm;
Câu 5. Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật người thường dùng đối tượng là chóp rễ vì:
A. Dễ chuẩn bị và xử lý mẫu: B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát;
C. Dễ phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc; D. Có nhiều tế bào đang ở các thời kỳ phân chia;
Câu 6. Khi xử lí các dạng lượng bội bằng cosixin không tạo ra cơ thể nào?
A. AAAA B. AAAa C. Aaaa D. AAaa
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST:
A. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào. B. Do tế bào già nên trong giảm phân, một số cặp không phân li.
C. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau phân bào. D. Do NST phân đôi không bình thường.
Câu 8. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là
A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích di truyền giống lai.
C. phương pháp tự thụ phấn. D. phương pháp lai thuận nghịch.
Câu 9: Chuyển đoạn NST thường gây hậu quả:
A. Gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
C. Cơ thể thường chết ngay khi còn là hợp tử. D. Một số tính trạng mất đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét