Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Đáp án kì thi HK I 2010 - 2011 tỉnh Đăk Nông


0001: Một đoạn gen có đoạn mạch bổ sung là AGXTTAGXA. Trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ đoạn gen trên là:
A. AGXUUAGXA.             B. UXGAAUXGU.             C. TXGAATXGT.               D. AGXTTAGXA
0002: Một gen tự nhân đôi 6 lần liên tiếp, các gen con sinh ra được cấu tạo bằng nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường nội bào là bao nhiêu?
A. 61.                                    B. 62.                                    C. 63.                                    D. 64.
0003: Số mã bộ ba có chứa 2 timin là bao nhiêu?
A. 1.                                      B. 27.                                    C. 9.                                      D. 37.
0004: Một gen thực hiện phiên mã 2 lần đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A = 400, U = 360, G = 240, X = 480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là:
A. A = T = 360, G = X = 380                                             B. A = 200, T = 180, G = 120, X = 240
C. A =180, T = 200, G = 240, X = 360                              D. A = T = 380, G = X = 360
0005: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình dịch mã?
A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang a.a mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
0006: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. Coli, prôtêin ức chế do gen điều hòa tổng hợp có chức năng:
A. Gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. Gắn vào vùng vận hành (O) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
C. Gắn vào vùng khởi động (P) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
D. Gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
0007: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm đi một liên kết hyđrô. Gen này bị dột biến thuộc dạng:
A. Mất một cặp A-T.                                                          B. Thêm một cặp A-T.
C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.                    D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
0008: Một gen bị đột biến dưới dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit dẫn đến phân tử prôtêin do gen này tổng hợp có axit amin thứ 12 khác với axit amin tương ứng trên phân tử prôtêin bình thường. Vị trí xảy ra đột biến thuộc vùng mã hoá trên gen là:
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 11.                       B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 12.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 13.                       D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 10.
0009: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến điểm dạng:
A. Thêm một cặp G-X.                                                       B. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
C. Mất một cặp A-T.                                                          D. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
0010: Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi cơ bản của NST chính là chuỗi nuclêôxôm, một nuclêôxôm gồm:
A. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit.
B. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit.
C. 10 phân tử prôtêin histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit.
D. 10 phân tử prôtêin histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit.
0011: Ở người, nếu mất đoạn nhiễm sắc thể thứ 22 sẽ mắc bệnh gì?
A. Đao.                                 B. Hồng cầu lưỡi liềm.          C. Ung thư máu.                   D. Bạch tạng.
0012: Tỉ lệ các kiểu gen ở  F1 sinh ra từ phép lai  P: AAaa    x    Aa là:
A. 2AAA : 4AAa : 4Aaa : 2aaa.                                         B. 1AAA : 10AAa : 1aaa.
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.                 D. 1AAA : 5AAa : 5 Aaa : 1aaa.
0013: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.                 B. 8AAAa : 18AAaa : 1AAAA : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 8AAaa : 18Aaaa : 1aaaa..              D. 1AAAA : 18AAAa : 8AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
0014: Cho biết một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Bb x Bb cho ra đời con có:
A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình.    B. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình.    C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.    D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
0015: Ở cà chua, thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Cho cây thân cao giao phấn với cây thân thấp, đời con có cây thân cao, có cây thân thấp. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. Đều có kiểu gen (Aa)                                                     B. Đều có kiểu gen (AA)
C. Bố có kiểu gen (AA), mẹ có kiểu gen (Aa)                   D. Bố có kiểu gen (Aa), mẹ có kiểu gen (aa)
0016: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A. Aabb x aaBb.                   B. AaBb x aaBb.                   C. aaBb x AaBB.                  D. aaBb x aaBb
0017: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P có n cặp gen dị hợp thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con như thế nào?
A. 2n.                                     B. ( 3 : 1 )n.                            C. 3n.                                     D. (1 : 2 : 1 )n.
0018: Cho biết một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai AABb x aabb cho đời con có:
A. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình.    B. 2 kiểu gen, 1 kiểu hình.    C. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình.    D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
0019: Các gen thuộc các lôcut khác nhau cùng tham gia quy định một tính trạng ở sinh vật gọi là:
A. Liên kết gen.                                                                  B. Tính đa hiệu của gen.
C. Tương tác giữa các gen không alen.                              D. Di truyền ngoài nhân.
0020: Ở một số loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 có 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. Liên kêt hoàn toàn.          B. Phân li độc lập.                 C. Tương tác bổ sung.          D. Hoán vị gen.
0021: Lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn toàn trên 1 cặp NST thường, tỉ lệ kiểu gen ở đời con là:
A. 1 : 1.                                 B. 1 : 2 : 1.                            C. 3 : 1.                                 D. 1 : 1 : 1 : 1.
0022: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số là 32%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là:
A. 24%                                  B. 32%                                  C. 8%                                    D. 16%.
0023: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định. Một cặp vợ chồng nhìn màu bình thường sinh một con trai bị mù màu. Cho biết không có đột biến xảy ra. Người con trai này nhận gen gây bệnh mù màu từ:
A. Ông nội.                           B. Bà nội.                              C. Bố.                                   D. Mẹ
0024: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các NST thường.
B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X.
C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
0025: Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào:
A. Kiểu gen.                                                                        B. Tác nhân gây đột biến.
C. Môi trường.                                                                    D. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
0026: Mức phản ứng của kiểu gen là :
A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
B. Tập hợp các kiểu hình của những kiểu gen tương ứng với một môi trường xác định.
C. Tập hợp các kiểu hình của các kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
D. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường giống nhau.
0027: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng.
B. Tăng khả năng tiến hóa của loài.
C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
D. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
0028: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen A và a, người ta thấy số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể này là
A. 36%.                                 B. 24%.                                 C. 48%.                                 D. 4,8%.
0029: Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối ban đầu là: 0,7 AA  +   0,2Aa  +     0,1 aa  = 1.  Tần số tương đối của alen A và alen a là:
A. 0,2 và 0,8.                        B. 0,6 và 0,4.                         C. 0,8 và 0,2.                        D. 0,4 và 0,6.
0030: Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể giao phối?
A. Có sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể.
B. Làm giảm sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Phát tán các đột biến trong quần thể.
D. Đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
0031: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị tổ hợp là:
A. Nhân bản vô tính.                                                          B. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.
C. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.              D. Lai hữu tính (lai giống).
0032: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1:
A. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu kém, năng suất cao.
B. Sinh trưởng chậm, phát triển kém, chống chịu kém, năng suất thấp.
C. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao.
D. Sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài, chống chịu tốt, năng suất cao.
0033: Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau đây?
A. Cừu cho trứng.                                                               B. Cừu cho nhân tế bào.
C. Cừu mang thai.                                                              D. Cừu cho trứng và cừu mang thai.
0034: Từ một hoặc một nhóm tế bào sinh dưỡng ở thực vật, người ta có thể sử dụng các loại hoocmôn thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hoàn chỉnh. Đây là phương pháp:
A. Tạo giống mới bằng gây biến dị.                                   B. Tạo giống mới bằng công nghệ gen.
C. Tạo giống mới bằng công nghệ tế bào.                          D. Cấy truyền phôi.
0035: Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp b - carôten (tiền chất tạo vitaminA) trong hạt được tạo ra nhờ:
A. Phương pháp lai giống.    B. Công nghệ tế bào.            C. Gây đột biến nhân tạo.     D. Công nghệ gen.
0036: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để:
A. Nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B. Tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.
C. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
0037: Ở người, bệnh di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh mù màu.                  B. Bệnh máu khó đông.        C. Bệnh bạch tạng.               D. Bệnh Đao.
0038: Ở người, bệnh di truyền phân tử là do:
A. Đột biến gen.                   B. Đột biến cấu trúc NST.    C. Đột biến số lượng NST.   D. Biến dị tổ hợp.
0039: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?
A. Cánh dơi và cánh bướm.                                               B. Tay người và vây cá.
C. Tay người và cánh dơi.                                                  D. Cánh dơi và cánh ong mật.
0040: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của nuclêôtit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng:
A. Sinh học phân tử.             B. Giải phẫu so sánh.            C. Phôi sinh học.                   D. Địa lí sinh vật học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét