Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: Di truyền học 2

Câu 21: Tự thụ bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì
A. các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện.
B. thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
C. các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện.
D. thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 23: Trong kỹ thuật cấy gen với mục  đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì
A. E. coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.         B. môi trường dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức tạp.
C. E. coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.             D. E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 24: Tính trạng số lượng thường
A. có mức phản ứng hẹp.                                             B. do nhiều gen quy định.
C. ít chịu ảnh hưởng của môi trường.                 D. có hệ số di truyền cao.
Câu 25: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. ADN-pôlimeraza và amilaza.                                    B. Restrictaza và ligaza.
C. Amilaza và ligaza.                                         D. ARN-pôlimeraza và peptidaza.
Câu 26: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là
A. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
B. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
Câu 27: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi
A. điều kiện thời tiết.                 B. chế độ dinh dưỡng.              C. kiểu gen.      D. kỹ thuật canh tác.
Câu 28: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản vô tính.                       B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.
C. di truyền qua sinh sản hữu tính.                     D. tạo thể khảm.
Câu 29: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội.                     B. mất đoạn.                 C. dị bội.                      D. chuyển đoạn.
Câu 30: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. động vật bậc cao.  B. vi sinh vật.                  C. nấm.                        D. thực vật.
Câu 31: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng tỉ lệ dị hợp.       B. tăng biến dị tổ hợp.   C. giảm tỉ lệ đồng hợp.              D. tạo dòng thuần.
Câu 32: Kỹ thuật cấy gen hiện nay thường không sử dụng để tạo
A. hoocmôn sinh trưởng.           B. hoocmôn insulin.       C. chất kháng sinh.                   D. thể đa bội.
Câu 33: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 34: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU.                     B. cônsixin.                                           C. EMS.                                  D. 5BU.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Câu 36: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.                              B. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.                              D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 37: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 38: Tính trạng nào sau đây là tính trạng có hệ số di truyền cao?
A. Sản lượng sữa của một giống bò trong một kì vắt sữa.          B. Số lượng trứng gà Lơgo đẻ trong một lứa.
Kiến Huyên - CVA - Đăk NôngC. Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò.             D. Khối lượng 1000 hạt của một giống lúa trong một vụ thu hoạch.
Câu 39: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về
A. rễ củ.                                   B. lá.                            C. hạt.                                      D. thân.
Câu 40: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng
A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
B. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
D. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
Câu 41: Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là
A. vi khuẩn E.Coli.  B. nấm đơn bào. C. động vật nguyên sinh.  D. plasmit hoặc thể thực khuẩn.
Câu 42: Những cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n (3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây?
A. Thể đơn bội.                        B. Thể đa bội.              C. Thể lưỡng bội.         D. Thể lệch bội (dị bội).
Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmit?
A. Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong kỹ thuật cấy gen.
B. Plasmit là một phân tử ARN.
C. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi.
D. Plasmit tồn tại trong nhân tế bào.
Câu 45: Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn dạng lưỡng bội bình thường là
A. cônsixin.                  B. EMS (êtyl mêtan sunfonat).              C. tia tử ngoại.              D. tia X.
Câu 46: Tần số alen của một gen được tính bằng
A. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó qui định tại một thời điểm xác định.
B. tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.
D. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định.
Câu 47: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
A. lai khác dòng đơn.                B. lai khác dòng kép.                C. tự thụ phấn.             D. lai khác thứ.
Câu 48: Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật cấy gen?
A. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
B. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôliêtilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
Câu 49: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?
A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.                                                         B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.           D. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
Câu 50: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường.
Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.                              B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.                              D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét