Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: Di truyền học 3

Câu 51: Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành
A. lai kinh tế.                B. tạo các giống thuần chủng.    C. gây đột biến nhân tạo.          D. lai khác giống.
Câu 52: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
C. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
D. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
Câu 53: Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể phát triển thành thể
A. bốn nhiễm.  B. tứ bội.                      C. tam bội.                   D. bốn nhiễm kép.
Câu 54: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:  
 A. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
 B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
 C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
 D. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
Câu 55: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T  thành cặp G–X . Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
 A. A−T→G−5BU→ X−5BU → G−X.                       B. A−T→A−5BU→ G−5BU → G−X.
 C. A−T→X−5BU→ G−5BU → G−X.                       D. A−T→G−5BU→ G−5BU → G−X.
Câu 56: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
 A. gây đột biến bằng sốc nhiệt.                                    B. chiếu xạ bằng tia X. 
C. lai hữu tính.                                                              D. gây đột biến bằng cônsixin.
Câu 57: Đột biến gen 
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
 B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
 C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
 D. thường xuất hiện đồng lọat trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 58: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
 A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.                         B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.               D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 59: Thể đa bội lẻ
 A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.  B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
 C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.             D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 60: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E.coli nhằm
 A. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E.coli.   
 B. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E.coli.
 C. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. 
Kiến Huyên - CVA - Đăk Nông D. làm cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.
Câu 61: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
 A. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.               B. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
 C. tần số alen và tần số kiểu gen.                                             D. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
Câu 62: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
 A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.                B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.
 C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.                          D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
Câu 63: Cho các thành tựu:
 (1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
 (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
 (3) Tạo ra giống bông và giống  đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
 (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
 Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
 A. (1), (3).                              B. (3), (4).                    C. (1), (2).                               D. (1), (4).
Câu 64: Các giống cây trồng thuần chủng
 A. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời
 B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.                              
 C. có năng suất cao nhưng kém ổn định
 D. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ
Câu 65: Biến dị tổ hợp
 A. không làm xuất hiện kiểu hình mới                                        B. không phải là nguyên liệu của tiến hoá
 C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ    D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối
Câu 66: Thể song nhị bội
 A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
 B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.     
 C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
 D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
Câu 67: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
 A. là phân tử ADN mạch thẳng
 B. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật
 C. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng
 D. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn
Câu 68: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền ?
 A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp
 B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả
 C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
 D. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 69: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
Câu 70: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).    
B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.             
D. trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 71: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.               B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.                       D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Câu 72: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.                           
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
Câu 74: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Câu 75: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 76: Trong cơ chế  điều hoà hoạt  động của opêron Lac  ở vi khuẩn  E. coli, vùng khởi  động (promoter) là
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 77: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.
B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.
C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.
D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.
Câu 78: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
D. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
Câu 79: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.
B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.
C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
Câu 80: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?
A. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.                           
B. Lai tế bào xôma khác loài.
C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.
D. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét