Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

LTĐH 2012: TỔNG HỢP LÍ THUYẾT 1


CHƯƠNG I. CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
SINH HỌC PHÂN TỬ
I. GEN.
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định như chuỗi polipeptit hay ARN.
a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Giống như AND gen cũng gồm 2 mạch đối song, mạch 3’à 5’(thường là mạch mã gốc) và mạch 5’à3’
- Mỗi gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit:
+ Vùng điều hoà (Mang mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã.) à Vùng mã hoá (Mang thông tin mã hoá các axit amin) à Vùng kết thúc (Mang tín hiệu kết thúc phiên mã)
b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen.
- Ở sinh vật nhân sơ: Các gen có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.
- Ở sinh vật nhân thực: Hầu hết các gen có vùng mã hoá không liên tục (các đoạn êxon xen kẽ các đoạn intron) gọi là gen phân mảnh.
II. Mã di truyền: là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các  aa trong phân tử prôtêin. Mã di truyền được đọc trên cả  mARN và ADN. Mã di truyền là mã bộ ba.
Có tất cả 43 = 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hoá cho 20 loại axit amin.
 * Đặc điểm của mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá một axit amin.
- Tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại aa.
- Tính thoái hoá: một loại aa có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba (nhiều nhất là Lơ xin - 6 bộ ba, ít nhất là metionin, tryptophan -1)
- Tính phổ biến: mã di truyền của đa số các loài là giống nhau à góp phần giải thích nguồn gốc chung của sinh giới.
- Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa aa (UAA, UAG, UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá aa mêtiônin ở sv nhân thực (ở sv nhân sơ là foocmin mêtionin).
III. Quá trình  nhân đôi của ADN.
1. Nguyên tắc: ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn (Có thể nói còn NT nửa gián đoạn: một mạch tổng hợp lien tục còn một mạch tổng hợp gián đoạn)
2. Quá trình nhân đôi của ADN.
a. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (VK E. coli).
- Nhờ các enzim tháo xoắn phân tử ADN được tách làm 2 mạch tạo ra chạc chữ Y (một mạch có đầu 3- OH, một có đầu 5- P).
- Ban đầu ARN-polimeraza thực hiện tổng hợp các mồi ARN.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể bổ sung Nu vào nhóm 3- OH của đoạn mồi có sẵn:
+ Tại chạc Y, trên mạch có đầu 3- OH (sợi dẫn đầu), sẽ tổng hợp mạch mới một cách liên tục bằng sự liên kết các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
+ Trên mạch có đầu 5- P , việc liên kết các nu được thực hiện gián đoạn theo từng đoạn Okazaki (ở tế bào vi khuẩn dài 1000 – 2000Nu).
- Sau đó enzim ligaza sẽ nối các đoạn Okazaki lại với nhau tạo thành mạch mới.
- Hai phân tử ADN được tạo thành. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu (bán bảo toàn).
b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
- Cơ chế giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên có một số điểm khác:  Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều đơn vị nhân đôi, ở sv nhân sơ chỉ có một;  Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều enzim tham gia; Tái bản ở sv nhân thực diễn ra ở pha S kì trung gian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét