Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

LTĐH 2012: TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP 1


1.Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.            B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.
C. mang thông tin di truyền.                                              D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
2.Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc.           B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.    C. điều hoà, vận hành, kết thúc.   D. điều hoà, vận hành, mã hoá.

3.Gen không phân mảnh có 
A. vùng mã hoá liên tục.                     B. đoạn intrôn.      C. vùng mã hoá không liên tục.         D. cả exôn và intrôn.

4.Gen phân mảnh có 

A. có vùng mã hoá liên tục.               B. chỉ có đoạn intrôn.          C. vùng mã hoá không liên tục.         D. chỉ có exôn.

5.Ở sinh vật nhân thực

A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
C. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
B. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

6.Ở sinh vật nhân sơ

A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
C. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
B. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

7.Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.            B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.   D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
8.Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.                      B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.                                      D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
 9.Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, đư­ợc đọc một chiều liên tục từ 5®  3 có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B. đư­ợc đọc một chiều liên tục từ 5® 3 có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
10.Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt  các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài
C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
11.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. bổ sung; bán bảo toàn.                                 B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.

C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.

12.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế

A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN,  dịch mã.
D. tự sao, tổng hợp ARN.

13.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN,  dịch mã.
D. tự sao, tổng hợp ARN.

14.Quá trình phiên mã có ở

A. vi rút, vi khuẩn.               B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn      C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực    D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.

15.Quá trình phiên mã tạo ra

A. tARN.
B.  mARN.        C. rARN.
D. tARN,  mARN,  rARN.

16.Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là

A. ARN thông tin.                               B. ARN vận chuyển.                           C. ARN ribôxôm.                  D. ARN

17.Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch

A. 3 - 5 .               B. 5 - 3 .                                C. mẹ được tổng hợp liên tục.            D. mẹ được tổng hợp gián đoạn.

18.Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5,  - 3, .
B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3,  - 5, .
C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5,  - 3, .
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
19.Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
20.Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha

A. G1 của chu kì tế bào.                       B. G2 của chu kì tế bào.                       C. S của chu kì tế bào.                         D. M của chu kì tế bào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét