Nhiều
loại nấm có sợi dinh dưỡng kết hợp với nhau, làm cho các nhân đơn bội từ các
dòng cùng ở chung trong tế bào chất. Các thể dị nhân (heterocaryon) được tạo
nên có thể tồn tại lâu dài như ở N. crassa. Sự tạo thành các thể dị nhân
được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu sự tương tác giữa các gene, giữa các allele
và giữa các gene của nhân với tế bào chất. Trong một số trường hợp, sự so sánh
các dị hợp tử và dị nhân cho thấy sự khác nhau trong tương tác giữa các allele,
có lẽ do:
-
Tỷ lệ số lượng nhân và tương ứng các allele trong thể dị nhân có thể khác nhau
-
Các allele của các gene ở một nhân không được ngăn cách như ở giữa các thể dị
nhân.
Các
nhân ở thể dị nhân đôi khi hợp nhau tạo nên đoạn lưỡng bội. Hơn nữa trong quá
trình chia nguyên phân tiếp theo, nhân lưỡng bội có thể chịu tác động của hai
quá trình: đơn bội hoá hoặc tái tổ hợp nguyên phân.
1.
Sự đơn bội hoá (Haploidisation)
Sự
đơn bội hoá có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc được gây tạo bởi chất
n-fluorphenylalanin.
Nếu
như các nhân trong nhiều nguyên phân bị 1 nhiễm sắc thể (2n – 1) thì nhân lệch
bội vừa xuất hiện trở nên không ổn định và tiếp tục mất các nhiễm sắc thể khác
của một bộ đơn bội, cho đến khi trở thành nhân đơn bội (n) ổn định. Trong quá
trình đó nhiễm sắc thể bị mất độc lập nhau, các gene của cùng một nhiễm sắc thể
có sự liên kết hoàn toàn. Dựa vào đặc điểm này có thể xác lập sự liên kết dựa
vào gene đánh dấu trên mỗi nhiễm sắc thể.
2.
Tái tổ hợp trong nguyên phân (Mitotic recombination)
Tái
tổ hợp trong nguyên phân là hiện tượng thường gặp ở nhiều sinh vật, khi xảy ra
trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong nguyên phân.
Trong
trường hợp này khoảng cách của gene đánh dấu xa tâm động nhất, sự đồng hợp tử
hoá thường xảy ra hơn cả (được coi là 100%) và sự phân bố các gene được tính
theo công thức:
D
= Nab/Nb x 100%
D:
khoảng cách của gene đến tâm động
Nb
- tổng số các dạng phân li, đồng hợp tử theo b.
Nab
- số các dạng phân li đồng hợp cả a và b, nếu như b là gene đánh dấu xa tâm
động nhất.
Bản
đồ liên kết gene được xây dựng bằng tái tổ hợp giảm phân và tái tổ hợp nguyên
phân (trong chu trình cận hữu tính) có thứ tự gene xếp giống nhau ở Aspergillus
nidulans.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét