1. Cho biết một gen quy định
một tính
trạng và gen trội là
trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai Bb x Bb cho ra đời con có
A. 2 kiểu gen, 3 kiểu
hình B.
2 kiểu gen, 2 kiểu hình
C. 3 kiểu gen, 2 kiểu
hình D.
3 kiểu gen, 3 kiểu hình
2. Bản chất quy luật phân li
của Menđen là
A. sự phân li kiểu hình ở F2
theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B. sự phân li kiểu hình ở F2
theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2
theo tỉ lệ 3 : 1.
D. sự phân li đồng đều của
các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
3. Một cặp vợ chồng đều tóc
quăn, sinh con gái đầu tóc thẳng. Khả năng để cặp vợ chồng trên sinh con thứ
hai là con gái, tóc thẳng là bao nhiêu?
A. ½ B. ¼ C.
1/8 D.
¾
4. Cơ
sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập của các cặp tính trạng là:
A. Sự phân li độc lập
và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen kết hợp với sự trao đổi chéo
của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
B. Sự trao đổi chéo
nhiễm sắc thể trong giảm phân kết hợp với sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử
trong thụ tinh.
C. Sự phân li độc lập
và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen trong giảm phân và sự kết
hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
D. Sự phân li độc lập
và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen trong giảm phân kết hợp với
tương tác gen không alen.
5. Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân
li độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
C. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình. D.
9 kiểu gen, 2 kiểu hình.
6. Lai hai cây cà tím có kiểu
gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số
2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm
phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào
sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AaaBb. B.
Aaabb và AaaBB.
C. AaaBb và AAAbb. D.
AAaBb và AAAbb.
7. Cho cây hoa vàng thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa
vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3
cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. Kết quả phép lai bị chi phối bởi qui luật di
truyền
A. tương tác gen. B.
phân li độc lập.
C. phân li. D.
trội không hoàn toàn.
8. Ở một giống lúa, chiều cao
của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ
mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có
chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây
cao nhất có chiều cao là
A. 70 cm. B.
85 cm. C.
75 cm. D.
80 cm.
9. Lai hai thứ bí quả tròn
thuần chủng, ở F1 thu được toàn quả dẹt, cho F1 giao phấn ở F2 xuất hiện ba
loại kiểu hình theo tỉ lệ: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Kết quả này có
thể giải thích là do:
A. tác động bổ trợ của hai
gen alen. Sự có mặt của cả hai gen alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện
kiểu hình quả dẹt.
B. tác động át chế của 2 gen
không alen. Gen trội này sẽ át chế gen trội không alen trong cùng kiểu gen làm
xuất hiện kiểu hình quả dẹt, khi chỉ có một loại gen trội sẽ cho kiểu hình quả
dài.
C. tác động cộng gộp của hai
gen không alen. Sự có mặt của số lượng gen trội không alen trong cùng kiểu gen
sẽ làm xuất hiện kiểu hình biến đổi dần từ quả dài thành quả tròn và quả
dẹt.
D. tác động bổ trợ của hai
gen không alen. Sự có mặt của cả hai gen trội không alen trong cùng kiểu gen sẽ
làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt.
10. Lai ruồi giấm thân xám,
cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt thu được F1 toàn ruồi thân xám cánh dài.
Lai phân tích ruồi đực F1, kết quả lai thu được:
A. 50 % thân xám, cánh dài:
50 % thân đen, cánh cụt.
B. 41 % thân xám, cánh dài:
41 % thân đen, cánh cụt: 9 % thân xám, cánh cụt: 9 % thân đen, cánh dài.
C. 75 % thân xám, cánh dài:
25 % thân đen, cánh cụt.
D. 25 % thân xám, cánh dài:
75 % thân đen, cánh cụt.
11. Một gen cấu trúc dài 4080
ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng
một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 721 ; G = X =
479. B.
A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X =
481. D.
A = T = 720 ; G = X = 480.
12. Một nhiễm sắc thể có
trình tự các gen là ABoCDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên nhiễm sắc thể
này là ABoCFEDG. Đây là dạng đột biến
A. đảo đoạn nhiễm sắc
thể B.
mất đoạn nhiễm sắc thể
C. lặp đoạn nhiễm sắc
thể D.
chuyển đoạn nhiễm sắc thể
13. Sơ đồ biểu thị các mức
xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử
ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản →
sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
C. Phân tử ADN → sợi nhiễm
sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
D. Crômatit → phân tử ADN →
sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
14. Trong các dạng đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi
là
A. lặp đoạn. B.
đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn.
15. Cơ chế phát sinh đột biến
số lượng nhiễm sắc thể là
A. sự phân ly không bình
thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.
B. cấu trúc nhiễm sắc thể bị
phá vỡ.
C. quá trình tự nhân đôi
nhiễm sắc thể bị rối loạn.
D. quá trình tiếp hợp và trao
đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
16. Trường hợp nào sau đây có
thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc
thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể
số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc
thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử không chứa nhiễm
sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
17. Ở một loài thực vật có bộ
nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba sẽ có số
nhiễm sắc thể là
A. 21. B.
17. C.
13. D.
15
18. Một loài sinh vật có bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân
liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử
trên có thể phát triển thành
A. thể một. B.
thể bốn. C. thể ba. D. thể không.
19. Lai dưa
hấu tứ bội
(4n) với dưa
hấu lưỡng bội (2n). Cho
biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình
thường. Cây lai tạo ra từ phép lai trên được gọi là:
A. thể tam bội B.
thể tứ bội C. thể ba D. thể lục bội
20. Trong tế bào sinh dưỡng
của người phụ nữ mắc hội chứng Tơcnơ có
A. hai nhiễm sắc thể giới
tính X B. ba nhiễm
sắc thể giới tính X
C. một nhiễm sắc thể giới
tính X D. bốn nhiễm
sắc thể giới tính X
21. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của
ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có
một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn
toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của
ADN theo hai chiều ngược nhau
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN
gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
22. Phát biểu nào sau đây là
không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái
hoá. B. Mã di truyền là
mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ
biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho
từng loài sinh vật.
23. Tính thoái hóa của mã di
truyền được hiểu là
A. một loại bộ ba có thể mã
hóa cho nhiều loại axit amin.
B. nhiều loại bộ ba không
tham gia mã hóa axit amin.
C. nhiều loại bộ ba cùng mã
hóa cho một loại axit amin.
D. một loại bộ ba chỉ mã hoá
cho một loại axit amin.
24. Một gen dài 5100Ao
và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại
cần môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T= 5600; G=X= 1600 B.
A=T= 4200; G=X= 6300
C. A=T= 2100; G=X= 600 D.
A=T= 4200; G=X= 1200
25. Một đoạn
gen có đoạn
mạch bổ sung
là 5’AGXTTAGXA 3’. Trình
tự các nuclêôtit được phiên mã từ
đoạn gen trên là
A. 5’ AGXUUAGXA 3’ B.
5’ UXGAAUXGU 3’
C. 3’ TXGAATXGT 5’ D.
5’ AGXTTAGXA 3’
26. Một gen của sinh vật nhân
sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. mARN được tổng hợp từ gen này có 150 ađênin và 120 uraxin. Số liên
kết hiđrô của gen là:
A. 1120. B.
1080. C.
990. D.
1020.
27. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là
3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ
gen trên là bao nhiêu?
A. 500 B.
499 C.
498 D.
750
28. Guanin dạng hiếm (G*) kết
cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G – X B.
thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
C. mất một cặp A – T D.
thay thế cặp G – X bằng cặp A – T
29. Một gen sau đột biến có
chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc
dạng
A. thay thế một cặp G - X
bằng một cặp A - T. B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thêm một cặp
nuclêôtit. D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp
G - X.
30. Dạng đột biến gen có thể
làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit
ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
B. thay thế một cặp nuclêôtit
ở bộ ba mã hoá cuối.
C. thêm một cặp nuclêôtit ở
bộ ba mã hoá thứ 10.
D. mất một cặp nuclêôtit ở bộ
ba mã hoá thứ 10.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét