Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Bài tập LTĐH 2012- 2013



Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Cho một cặp ruồi lai nhau được F1, cho F1 lai nhau được F2.
       a) Giả thiết mỗi cặp NST gồm 2 NST cấu trúc khác nhau và không xảy ra trao đổi chéo. Tính tỉ lệ loại ruồi F2 chứa 3 NST của ruồi cái P.
       b) Có 1 hợp tử F2 đã nguyên phân 8 đợt liên tiếp, ở lần nguyên phân đầu tiên trước khi phân li NST đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo trong 1 NST kép dẫn đến lặp đoạn. Tính tỉ lệ số NST lặp đoạn so với số NST bình thường có trong các tế bào con sinh ra cuối cùng khi các NST chưa nhân đôi.
      c) Ở một cá thể F2, trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính sinh ra từ cá thể này đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX; 50% số giao tử bình thường thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY.
        - Lần phân bào nào trong giảm phân của các tế bào sinh dục bị đột biến?
        - Tính tần số đột biến khi giảm phân.

1 nhận xét:

  1. a) Tỉ lệ loại hợp tử:
    Số kiểu hợp tử về NST = 24 x 24 = 256
    Mỗi hợp tử có bộ NST 2n = 8
    - Số loại hợp tử chứa 3 NST của ruồi cái P = C83 = 8!/3!5! = 56.
    => Tỉ lệ loại hợp tử này = 56/256 = 0,2188 (hay 21,875%).
    b) Tỉ lệ NST lặp đoạn :
    Do có 1 NST kép bắt chéo dẫn đến lặp đoạn nên có 1 crômatit lặp đoạn và 1 crômatit mất đoạn. Sau nguyên phân lần 1 thì có 1 tế bào con mang 1 NST lặp đoạn và 1 tế bào con mang 1 NST mất đoạn. Như vậy mỗi tế bào còn lại 7 NST bình thường và tiếp tục nguyên phân 7 đợt nữa.
    - Số NST lặp đoạn có trong các tế bào con sinh ra:
    27 = 128
    - Số NST bình thường có trong các tế bào con sinh ra :
    2 x 7 x 27 = 1792
    => Tỉ lệ NST lặp đoạn so với NST bình thường :
    128/1792 = 0,0714 (hay 7,1429%)
    c) Lần giảm phân bị đột biến và tần số đột biến :
    Từ hợp tử XYY ta suy ra rằng đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường X. Như vậy cá thể F2 sinh ra các giao tử đột biến có cặp NST XY. Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX . Hợp tử OX do thụ tinh của giao tử đột biến O.
    - Như vậy cá thể F2 này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do sự không phân li NST XY ở lần phân bào II của giảm phân.
    - Số giao tử đột biến sinh ra : 4+4+8 = 16
    Số giao tử bình thường sinh ra : 2(148+148) = 592
    => Tần số đột biến : 16/(592+16) = 0,0263 (hay 2,6316%)

    Trả lờiXóa