Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH HỌC 12 NĂM 2010



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : SINH HỌC LỚP 12    
MÃĐỀ 135
THỜI GIAN LÀM BÀI : 60 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi gồm có 4  trang, 32 câu phần chung, 8 câu phần A và 8 câu phần B)
PHẦN CHUNG
 Dành cho tất cả học sinh (từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1. Sự đa hình di truyền là một đặc điểm luôn có ở quần thể
A. tự thụ phấn.                     B. giao phối gần.                  C. ngẫu phối.                       D. tự thụ tinh.
Câu 2. Trong chọn giống, người ta tạo ra các dòng thuần chủng bằng phương pháp 
A. lai thuận – lai nghịch.                                                    B. lai xa kèm theo đa bội hóa.
C. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.                      D. lai phân tích.
Câu 3. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đã tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen
A. dị hợp ở tất cả các cặp gen.                                          B. giống hệt cây mẹ.
C. chứa nhiều alen mới chưa có ở cây mẹ.                   D. đồng hợp ở tất cả các cặp gen.
Câu 4. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt đã được các nhà khoa học tạo ra bằng phương pháp
A. tạo giống nhờ công nghệ gen.                                    B. nuôi cấy hạt phấn.
C. gây đột biến.                                                                    D. tạo giống lai có ưu thế lai cao.
Câu 5. Sau khi hoàn thành phiên mã, sự loại bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxôn để tạo mARN trưởng thành diễn ra
A. trong nhân tế bào và chỉ có ở sinh vật nhân thực.    
B. trong nhân tế bào và chỉ có ở sinh vật nhân sơ.
C. trong tế bào chất và chỉ có ở sinh vật nhân sơ.        
D. trong tế bào chất và chỉ có ở sinh vật nhân thực.
Câu 6. Ở người, hội chứng Tớcnơ phát sinh khi
A. giao tử không chứa NST giới tính của mẹ kết hợp với giao tử bình thường chứa NST giới tính Y của bố.
B. giao tử bình thường của mẹ kết hợp với giao tử không chứa NST giới tính của bố.
C. giao tử bình thường của mẹ kết hợp với giao tử bình thường của bố.
D. giao tử bình thường của mẹ kết hợp với giao tử có cả 2 loại NST giới tính của bố.
Câu 7. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được qui định bởi 2 cặp gen không alen phân li độc lập. Trong đó, sự có mặt đồng thời 2 loại alen trội A và B thì cây có hoa màu đỏ ; khi chỉ có 1 trong 2 loại alen trội A hoặc B thì cây có hoa màu vàng và khi chỉ toàn alen lặn aabb thì cây có hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây có kiểu gen AaBb với Aabb thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau sẽ là :
A. 3 đỏ : 3 vàng : 2 trắng.                            B. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.
C. 3 đỏ : 4 vàng : 1 trắng.                            D. 4 đỏ : 3 vàng : 1 trắng.
Câu 8. Phép lai xa giữa 2 loài có bộ NST lưỡng bội gồm loài A có 2n = 24 và loài B có 2n = 20. Sau khi đa bội hóa tạo thể song nhị bội thì số NST trong tế bào của thể song nhị bội này có
A. 24 NST.                       B. 20 NST.                                   C. 44 NST.                        D. 22 NST.
Câu 9. Biến dị di truyền bao gồm :
A. thường biến và đột biến.                                               B. thường biến và biến dị tổ hợp.
C. đột biến, biến dị tổ hợp và thường biến.                    D. đột biến và biến dị tổ hợp.
Câu 10. Dịch mã là quá trình tổng hợp
A. ARN.                      B. ADN.                      C. mARN.                              D. prôtêin.
Câu 11. Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cây cà chua F1 tứ bội có kiểu gen AAaa tự thụ phấn thì tỉ lệ cây quả đỏ trong tổng số cây ở F2 là bao nhiêu?
A. 35/36.                    B. 17/18.                   C. 1/35.                        D. 34/35.
Câu 12. Tần số hoán vị gen giữa hai gen luôn
A. lớn hơn 50%.                                          B. lớn hơn hoặc bằng 50%.
C. nhỏ hơn hoặc bằng 50%.                                 D. bằng 50%.
Câu 13. Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường qui định và di truyền theo quy luật phân li. Một cặp vợ chồng đều mang cặp gen dị hợp về bệnh này, xác suất họ sinh con đầu lòng không mắc bệnh bạch tạng là bao nhiêu phần trăm?
A. 100%.                            B. 75%.                                      C. 50%.                              D. 25%.
Câu 14. Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen đột biến
A. trội trên NST thường gây ra.                                         B. lặn trên NST thường gây ra.
C. trội trên NST giới tính X gây ra.                                    D. lặn trên NST giới tính X gây ra.
Câu 15. Trong cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng vận hành là nơi mà
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi động phiên mã.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
D. ARN polimeraza bám vào làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 16. Một đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin là…Val-Lys-Gly-Trp…Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ ba như sau :Val=GUX ; Lys=AAG ; Gly=GGG; Trp=UGG. Đột biến điểm xảy ra trong đoạn gen mã hóa đoạn pôlipeptit trên làm cho đoạn này có trình tự axit amin là …Val-Lys-Gly-Gly… Đột biến đã xảy ra là
A. thay một cặp A-T bằng một cặp G-X.                             B. thay một cặp A-T bằng một cặp X - G.
C. thay một cặp G-X bằng một cặp A-T.                             D. thay một cặp G-X bằng một cặp T - A.
Câu 17. Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ, alen a qui định mắt trắng, 2 alen này nằm trên NST giới tính X  (không có alen trên NST giới tính Y). Một phép lai ở ruồi giấm đã thu được F1 gồm 100% ruồi cái mắt đỏ : 50% ruồi đực mắt đỏ : 50% ruồi đực mắt trắng. Kiểu hình của ruồi bố mẹ đem lai là
A. cái mắt đỏ thuần chủng x đực mắt đỏ.                          B. cái mắt đỏ thuần chủng x đực mắt trắng.
C. cái mắt đỏ không thuần chủng x đực mắt trắng.           D. cái mắt đỏ không thuần chủng x đực mắt đỏ.
Câu 18. Điểm giống nhau giữa quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối là qua nhiều thế hệ
A. tần số kiểu gen dị hợp giảm dần.
B. tần số tương đối của các alen không thay đổi.
C. tần số các kiểu gen trong quần thể không thay đổi.
D. tần số các kiểu gen đồng hợp tăng dần.
Câu 19. Loại đột biến nào có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến gen.                                                                   B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến lệch bội.                                                            D. Đột biến đa bội.
Câu 20. Một đột biến điểm xảy ra trong gen nhưng chiều dài và số liên kết hyđrô của gen không thay đổi. Đó là đột biến thay thế
A. một cặp A-T bằng một cặp G-X.                                B. một cặp G-X bằng một cặp A-T.
C. một cặp nuclêôtit cùng loại.                                       D. một số cặp nuclêôtit cùng loại.
Câu 21. Ở đậu Hà Lan, alen A qui định hoa đỏ, alen a qui định hoa trắng. Khi cho cây hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn thì ở F2 thu được tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong tổng số cây hoa đỏ là
A. 1/2.                         B. 1/4.                         C. 2/3.                                     D. 1/3.
Câu 22. Trong bộ NST lưỡng bội của người bình thường từng cặp NST tương đồng đều tiếp hợp hoàn toàn với nhau ở kì đầu của giảm phân I, trừ
A. cặp NST giới tính của nam.                                                      B. cặp NST thường của nam.
C. cặp NST giới tính của nữ.                                                         D. cặp NST thường của nữ.
Câu 23. Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ đã có thành phần kiểu gen là 45%AA + 10%Aa + 45% aa. Tỉ lệ dị hợp của quần thể ở thế hệ ban đầu là
A. 10%.                             B. 100%.                           C. 45%.                            D. 80%.
Câu 24. Ở người, alen a nằm trên NST giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y) gây bệnh máu khó đông, alen tương ứng A qui định máu đông bình thường. Một người phụ nữ máu đông bình thường có kiểu gen dị hợp lấy chồng máu đông bình thường và đã sinh con trai đầu lòng. Khả năng đứa con trai này mắc bệnh máu khó đông là
A. 100%.                            B. 50%.                          C. 25%.                         D. 12,5%.
Câu 25. Mỗi crômatit có đường kính
A. 11 nm.                    B. 700 nm.                  C. 30 nm.                       D. 300 nm.
Câu 26. Nội dung của quy luật phân li độc lập là : Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau
A. phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
B. liên kết hoàn toàn trong quá trình hình thành giao tử.
C. liên kết không hoàn toàn trong quá trình hình thành giao tử.
D. phân li độc lập hoặc liên kết hoàn toàn trong quá trình hình thành giao tử.
Câu 27. Các tính trạng được qui định bởi các gen nằm trong tế bào chất sẽ 
A. di truyền liên kết với giới tính.                                        B. di truyền theo quy luật phân li.
C. không được di truyền.                                                   D. di truyền theo dòng mẹ
Câu 28. Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ, alen a qui định hoa vàng. Một quần thể ngẫu phối của loài có tần số alen A bằng 0,8. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào? Biết rằng, quần thể có đủ điều kiện nghiệm đúng định luật Hacdi-Vanbec và màu sắc hoa không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.                                    B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa.                                    D. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.                                    Câu 29. Liệu pháp gen là kĩ thuật
A. giải mã bộ gen người.
B. điều chỉnh biểu hiện của gen đột biến theo hướng có lợi.
C. thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành.
D. hạn chế tác hại của tác nhân gây đột biến gen.
Câu 30. Phát biểu không chính xác về quá trình nhân đôi của ADN :
A. Quá trình nhân đôi của ADN ở tế bào nhân thực chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
B. Mỗi phân tử ADN con được tạo ra sau khi nhân đôi có một mạch giống ADN mẹ, còn một mạch khác ADN mẹ.
C. Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’→5’ mạch mới được tổng hợp liên tục.
D. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza có vai trò kéo dài mạch mới.
Câu 31. Gen đa hiệu là trường hợp
A. một gen có nhiều alen khác nhau.
B. nhiều gen không alen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
C. nhiều gen không alen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.
D. một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Câu 32. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
A. thường biến.                   B. đột biến.                   C. biến dị tổ hợp.                  D. biến dị di truyền.
PHẦN RIÊNG
 Học sinh chỉ được phép chọn một trong hai phần sau đây :
PHẦN A : (từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33. Loại đột biến gen có thể di truyền qua sinh sản hữu tính là
A. đột biến giao tử và đột biến tiền phôi.          B. đột biến giao tử và đột biến xôma.
C. đột biến xôma và đột biến tiền phôi.            D. đột biến giao tử, đột biến xôma và đột biến tiền phôi.
Câu 34. Ở các sinh vật nhân thực, có các gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt,… Trong đó, các gen gây tăng cường tác động lên
A. gen điều hòa làm tăng sự phiên mã.                                   B. gen cấu trúc làm tăng sự phiên mã.
C. enzim ARN polimeraza làm tăng sự phiên mã.                   D. prôtêin ức chế làm tăng sự phiên mã.
Câu 35. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Ở thể đột biến của loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy nguyên liệu từ môi trường để tạo ra 315 nhiễm sắc thể đơn mới. Thể đột biến này là dạng đột biến nào?
A. Thể một.             B. Thể ba.       C. Thể một kép hoặc thể không.          D. Thể ba kép hoặc thể bốn.
Câu 36. Một NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau : ABCDEF●GH. Do xảy ra đột biến cấu trúc đã làm xuất hiện một NST có trình tự các gen là ABCDEHF●G. Loại đột biến cấu trúc NST xảy ra là
A. chuyển đoạn trong cùng 1 NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
B. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
C. đảo đoạn và làm thay đổi hình dạng NST.
D. chuyển đoạn trong cùng 1 NST và làm thay đổi hình dạng NST.
Câu 37. Để gây đột biến đa bội người ta thường sử dụng hóa chất nào?
A. 5-brôm uraxin (5-BU).                                                                  B. Cônsixin.
C. êtyl mêtan sunphônat (EMS).                                                       D. nitrôzô mêtyl urê (NMU).
Câu 38. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN không chứa N15?
A. 2 phân tử.              B. 16 phân tử.                  C. 14 phân tử.                     D. 8 phân tử.
Câu 39. Trong quy trình chuyển gen bằng cách dùng virut lây nhiễm vi khuẩn làm vectơ chuyển gen thì ADN tái tổ hợp thường được chuyển vào tế bào nhận bằng
A. phương pháp biến nạp.                                                B. súng bắn gen.
C. phương pháp tải nạp.                                                    D. phương pháp vi tiêm.
Câu 40. Để tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất somatostatin người ta đã chuyển gen mã hóa somatostatin vào vi khuẩn E. coli bằng cách sử dụng
A. virut lây nhiễm vi khuẩn làm thể truyền.                B. súng bắn gen.
C. phương pháp vi tiêm.                                            D. plasmit làm thể truyền.
PHẦN B : (từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Các thể đột biến của loài dạng thể ba, thể một và thể bốn kép có số NST trong tế bào lần lượt là
A. 15, 13 và 18.             B. 13, 15 và 16.                  C. 15, 13 và 16.                D. 13, 15 và 18.
Câu 42. Tay người và cánh chim là một ví dụ về cơ quan
A. thoái hóa.          B. tương tự.           C. tương đồng          D. tương tự và cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 43. Màu sắc thân ở ruồi giấm do một gen qui định. Phép lai thuận nghịch giữa ruồi giấm thân đen và ruồi giấm thân xám cho kết quả giống nhau và tính trạng biểu hiện đồng đều ở 2 giới. Từ kết quả này có thể kết luận gen qui định màu sắc thân ở ruồi giấm nằm
A. trên NST thường.                                                   B. trên NST giới tính X.
C. trên NST giới tính Y.                                              D. trong tế bào chất.
Câu 44. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện
A. sự biến đổi tần số alen.                                    B. sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. quần thể mới.                                                   D. loài mới.
Câu 45. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau gọi là
A. cách li sau hợp tử.                     B. cách li cơ học.
C. cách li trước hợp tử.                  D. cách li thời gian.
Câu 46. Nhân tố tiến hóa là các nhân tố
A. vô sinh và các nhân tố hữu sinh có trong môi trường.
B. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. làm thay đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 47. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hóa chính là 
A. tác động của điều kiện ngoại cảnh.                            B. sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động.
C. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể.           D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 48. Phương pháp nào sau đây không tạo ra sinh vật biến đổi gen?
A. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
B. Nuôi cấy hạt phấn để tạo giống thuần chủng.
C. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.


ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 135
MÃ ĐỀ 135
C
1
C
2
D
3
A
4
A
5
B
6
C
7
C
8
D
9
D
10
A
11
C
12
B
13
B
14
A
15
B
16
D
17
B
18
C
19
C
20
C
21
A
22
D
23
B
24
B
25
A
26
D
27
A
28
C
29
B
30
D
31
A
32
A
33
A
34
B
35
D
36
B
37
C
38
C
39
D
40
A
41
C
42
A
43
D
44
C
45
B
46
D
47
B
48
 
Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét