81. Nguyên nhân gây đột biến do
a.
sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi AND do tác nhân vật
lí, hoá học, sinh học của môi trường.
b.
sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi AND, do tác nhân hoá học, sinh học của môi
trường.
c.
sự bắt cặp không đúng do tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của
môi trường.
d.
tác nhân vật lí, hoá học.
82. Điều không đúng về đột biến gen là
a.
gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc gen.
b.
có thể có lợi có hại hoặc trung tính.
c.
có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng phong phú.
d.
là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
83. Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến
hoá vì
a.
làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.
b.
tổng đột biến trong quần thể có số lượng lớn nhất.
c.
đột biến gen không gây hậu quả nghiêm trọng.
d.
đột biến gen là những đột biến nhỏ.
84. Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ
a.
chỉ là phân tử ADN, mạch kép, dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
b.
phân tử ADN dạng vòng.
c.
phân tử ADN liên kết với prôtêin.
d.
phân tử ARN.
85. Thành phần hoá học chính của NST ở sinh
vật nhân thực là
a.
ADN và prôtêin dạng histôn. b.
ADN và prôtêin dạng phi hisôn.
c.
ADN và các enzim nhân đôi. d.
ADN và prôtêin dạng histôn và phi histôn.
86. Hình thái NST trong kì đầu của quá
trình phân bào ở dạng
a.
sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn. b.
đóng xoắn và co ngắn cực đại.
c.
sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn. d.
dãn xoắn nhiều.
87. Hình thái NST trong kì giữa và kì sau
của quá trình phân bào ở dạng
a.
sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn. b.
đóng xoắn và co ngắn cực đại.
c.
sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn. d.
dãn xoắn nhiều.
88. Câu nào sau đây là đúng với quá
trình dịch mã?
a.
trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với từng ribôxôm riêng rẽ.
b.
trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm tạo thành
pôliribôxôm (pôlixôm), giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
c.
khi ribôxôm tiếp xúc với mã mở đầu thì quá trình dịch mã sẽ hoàn tất.
d.
không có câu nào đúng.
89. Hình thái NST trong kì cuối của quá
trình phân bào ở dạng
a.
sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn. b.
đóng xoắn và co ngắn cực đại.
c.
sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn. d.
dãn xoắn nhiều
90. Mỗi NST chứa một phân tử ADN dài gấp
hàng nghìn lần so với đường kính của nhân tế bào do
a.
ADN có khả năng đóng xoắn b.
sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
c.
ADN cùng với prôtêin histôn tạo nên các nuclêôxôm. d. có thể ở dạng cực mảnh.
91. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST
a.
thuận lợi cho sự phân li các NST trong quá
trình phân bào
b.
thuận lợi cho sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.
c.
thuận lợi cho sự phân li, sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.
d.
giúp tế bào chứa được nhiều NST.
92. Một nuclêôxôm gồm
a.
một đoạn phân tử ADN quấn ¼ vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
b.
phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
c.
phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
d.
8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêotit.
93. Mức xoắn 1 của NST là
a.
sợi cơ bản, đường kính 11nm b.
sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
c.
siêu xoắn, đường kính 300nm. d.
crômatic, đường kính 700nm.
94. Mức xoắn 2 của NST là
a.
sợi cơ bản, đường kính 11nm b.
sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
c.
siêu xoắn, đường kính 300nm. d.
crômatic, đường kính 700nm.
95. Mức xoắn 3 của NST là
a.
sợi cơ bản, đường kính 11nm b.
sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
c.
siêu xoắn, đường kính 300nm. d.
crômatic, đường kính 700nm.
96. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực
có các mức xoắn theo trật tự
a.
phân tử ADN đơn vị cơ bản (
nuclêôxôm) sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatic.
b.
phân tử ADN sợi cơ bản đơn vị cơ bản (
nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc crômatic
c.
phân tử ADN đơn vị cơ bản (
nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc sợi cơ bản crômatic
d.
phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc đơn vị cơ bản nuclêôxôm crômatic.
97. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng
bởi
a.
số lượng, hình thái NST. b.
số lượng, cấu trúc NST.
c.
số lượng không đổi. d.
số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
98. Đột biến NST là những biến đổi về cấu
trúc và số lượng
a.
ADN b. NST c. gen d. các nuclêotit
99. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc
NST là do tác động của
a.
tác nhân sinh học, vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
b.
tác nhân vật lí, hoá học, sinh học.
c.
biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học.
d.
tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
100. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST
là
a.
làm đứt, gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao
đổi chéo không đều giữa các crômatic.
b.
làm đứt, gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi ADN.
c.
tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatic.
d.
làm đứt gãy NST dẫn đến rối lọan trao đổi chéo.
101. Đột biến mất đoạn
NST là
a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên
NST.
b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng
số lượng gen trên NST.
c. một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và
nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi
nhóm gen liên kết trên NST.
102. Đột biến lặp đoạn
NST là
a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên
NST.
b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng
số lượng gen trên NST.
c. một đoạn NST đứt ra,đảo ngược 180o và nối
lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi
nhóm gen liên kết trên NST.
103. Đột biến đảo đoạn
NST là
a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên
NST.
b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng
số lượng gen trên NST.
c. một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối
lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi
nhóm gen liên kết trên NST.
104. Đột biến chuyển đoạn
NST là
a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên
NST.
b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng
số lượng gen trên NST.
c. một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối
lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi
nhóm gen liên kết trên NST.
105. Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số
lượng gen trên NST là
a. lặp đoạn, chuyển đoạn b.
đảo đoạn, chuyển đoạn.
c. mất đoạn, chuyển đoạn. d.
lặp đoạn, đảo đoạn.
106. Loại đột biến cấu
trúc NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST là
a. lặp đoạn, chuyển đoạn. b.
đảo đoạn, chuyển đoạn.
c. mất đoạn, chuyển đoạn. d.
lặp đoạn, đảo đoạn.
107. Dạng đột biến cấu
trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là
a. mất đoạn, đảo đoạn b.
đảo đoạn, lặp đoạn.
c. lặp đoạn, chuyển đoạn. d.
mất đoạn, chuyển đoạn lớn.
108. Đột biến cấu trúc
NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST thuộc thể đột biến.
a. mất đoạn b.
đảo đoạn c. lặp đoạn d. chuyển đoạn.
109. Đột biến cấu trúc
NST thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến
a. mất đoạn b.
đảo đoạn c. lặp đoạn. d. chuyển đoạn.
110. Đột biến cấu trúc
NST thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của sinh vật thuộc đột biến
a. mất đoạn nhỏ b.
đảo đoạn. c. lặp đoạn d. chuyển đoạn lớn.
111. Loại đột biến cấu
trúc NST thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là
a. mất đoạn b.
đảo đoạn c. lặp đoạn d. chuyển đoạn.
112. Loại đột biến cấu
trúc NST làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là
a. mất đoạn b.
đảo đoạn c. lặp đoạn d. chuyển đoạn
113. Trên một cánh của 1 NST ở một loài thực vật
gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy NST
bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH, dạng đột biến đó là
a. lặp đoạn b.
đảo đoạn c. chuyển đoạn tương hỗ d. chuyển đoạn không tương hỗ.
114. Một đoạn NST bình
thường có trình tự các gen như sau: ABCDEFGH, một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ADCBEFGH, NST trên
đã bị đột biến
a. lặp đoạn b.
đảo đoạn c. chuyển đoạn tương hỗ d. chuyển đoạn không tương hỗ.
115. Một đoạn NST bình
thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động),
một đột biến xảy ra làm NST có trình tự
các gen: ABCF*EDGH, dạng đột biến đã xảy ra là
a. đảo đoạn ngoài tâm động b. đảo đoạn có chứa tâm động
c. chuyển đoạn tương hỗ d.
chuyển đoạn không tương hỗ.
116. Một đoạn NST bình
thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động),
một đột biến xảy ra làm NST có trình tự
các gen: ABCD*EHGF, dạng đột biến đã xảy ra là
a. đảo đoạn ngoài tâm động b. đảo đoạn có chứa tâm động
c. chuyển đoạn tương hỗ d. chuyển đoạn không tương hỗ.
117. Dạng đột biến cấu
trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết
khác
a. chuyển đoạn. b.
lặp đoạn c. mất đoạn d. đảo đoạn.
118. Chất côxisin thường
được dùng để gây đột biến thể tự đa bội vì nó có kả năng
a. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ
phận bị đột biến thường có kích thước lớn.
b. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu
đựng ở sinh vật.
c. tăng cường quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ.
d. cản trở sự hình thành thoi phân bào, làm cho NST không
phân li.
119. Cơ chế phát sinh đột
biến số lượng NST là
a. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST bị rối
loạn.
b. quá trình nhân đôi của NST bị rối loạn.
c. sự phân li bất thường của 1 hay nhiều cặp NST tại kì
sau của quá trình phân bào
d. thoi phân bào không hình thành trong quá trình phân
bào.
120. Đột biến lệch bội là
sự biến đổi số lượng NST liên quan tới
a. một hoặc một số cặp NST b. một số cặp NST
c. một số hoặc toàn bộ NST d. một hoặc một số hoặc toàn bộ NST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét