1.
Loại đột biến ít ảnh hưởng nhất đến sức
sống của thể đột biến là:
A. Đột biến đảo đoạn
nhiễm sắc thể. B. Đột biến chuyển đoạn
giữa các nhiễm sắc thể.
C. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2. Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm
bớt cường độ biểu hiện của tính trạng?
- Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
3. Đột biến được ứng dụng để chuyển gen từ
nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác là:
- Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
4.
Quy ước:
I. Mất đoạn. II. Lặp
đoạn.
III. Đảo đoạn. IV. Chuyển
đoạn tương hỗ. V. Chuyển đoạn
không tương hỗ.
Những
loại đột biến cấu trúc nào xảy ra trên 1 nhiễm sắc thể làm thay đổi vị trí của gen?
- I, II, IV. B. I, II, III. C. II, III, IV. D. III, IV, V.
5. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở
người là:
- Mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21 hoặc nhiễm sắc thể 22.
- Lặp đoạn nhiễm sắc thể 21 và nhiễm sắc thể 22.
- Đảo đoạn nhiễm sắc thể 21 và nhiễm sắc thể 22.
- Chuyển đoạn nhiễm sắc thể 21.
6. Người ta vận dụng dạng đột biến nào để
loại bỏ những gen có hại?
A. Mất đoạn. B. Thêm đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
7. Những đột biến nào thường gây chết?
A.
Mất đoạn và lặp đoạn. C. Mất đoạn và đảo đoạn.
B.
Lặp đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn.
8.
Trong một quần thể ruồi giấm, người ta
phát hiện nhiễm sắc thể số 3 có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau
như sau:
1. ABCGFEDHI 2. ABCGFIHDE 3.
ABHIFGCDE
Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn nhiễm
sắc thể. Hãy xác định mối liên hệ
trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó:
- 1 ® 2 ® 3. B. 1 ® 3 ® 2. C. 2 ® 1 ® 3. D. 2 ® 3 ® 1.
9.
Ở một loài, nhiễm sắc thể số 1 có trình tự
sắp xếp các gen: ABCDoEGH. Sau khi bị đột biến, nhiễm sắc thể này có cấu trúc
ABCDoEGHK.
Đây là dạng đột biến:
A.
Đột biến gen. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
B.
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
10. Cơ
chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm
sắc thể là:
A.
Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
B.
Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị
rối loạn.
C.
Quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
D.
Sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
11. Cơ
thể sinh vật có số lượng nhiễm sắc thể trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng
lên một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài (3n, 4n, 5n...), đó là:
A.
Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội. C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội.
12. Một
cơ thể sinh vật có tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều thừa một nhiễm sắc thể so
với các cá thể bình thường được gọi là:
A.
Thể tam bội. B. Thể một. C. Thể ba. D. Thể không.
13. Trường
hợp nào sau đây có thể hình thành cơ thể có bộ nhiễm sắc thể (2n + 1)?
A.
Thụ tinh giữa giao tử (2n) với giao tử (n).
B.
Thụ tinh giữa giao tử (n + 1) với giao tử (n – 1).
C.
Thụ tinh giữa giao tử (n) với giao tử (n + 1).
D.
Hợp tử nguyên phân bị rối lọan, 1 cặp nhiễm sắc thể không phân li.
14. Sự
kiện nào sau đây làm phát sinh thể đột biến lệch bội?
A.
Sự không hình thành thoi tơ vô sắc trong quá trình phân bào
giảm phân.
B.
Sự nhân đôi không bình thường của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
C.
Sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì sau của giảm phân.
D.
Sự không phân li của 1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
15. Thể
tam bội ở thực vật thường:
A. Có kích thước tế bào nhỏ hơn bình thường. C. Có quả, nhưng quả
không có hạt.
B. Có kích thước cánh hoa nhỏ hơn bình thường. B. Có quả nhỏ.
16. Bệnh,
hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến biến đổi về số lượng nhiễm sắc
thể giới tính?
A.
Hội chứng Klinefelter. B. Hội chứng Down. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu.
17. Thể
lệch bội là:
A.
Số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp nhiễm sắc thể
của tế bào xôma tăng lên.
B.
Số lượng nhiễm sắc thể trong 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc
thể của tế bào xôma tăng lên.
C.
Số lượng nhiễm sắc thể trong 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc
thể của tế bào xôma tăng lên hoặc giảm đi.
D.
Số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp nhiễm sắc thể
của tế bào sinh dục tăng lên.
18. Nếu
n là số nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể đơn bội thì thể lệch bội là:
A.
n – 1. B. 3n. C. 2n – 1, 2n + 1, 2n – 2. D. n + 1.
19. Cơ
chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:
A.
Rối loạn sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì đầu của
quá trình phân bào.
B.
Rối loạn sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì giữa của
quá trình phân bào.
C.
Rối loạn sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của
quá trình phân bào.
D.
Rối loạn sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì cuối của
quá trình phân bào.
20. Thể
2n ở kì sau của giảm phân I có 1 cặp nhiễm
sắc thể không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử:
A.
(2n) và 0. B. (2n) và (n). C. (n + 1) và (n – 1). D. (2n + 1) và (2n – 1).
21. Tất
cả các cặp nhiễm sắc thể
của hợp tử 2n không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra:
A.
Thể tứ bội. B. Thể tam bội. C. Thể lưỡng bội. D. Thể khảm.
22. Hội chứng Klinefelter là do:
A.
Nam giới có bộ NST giới
tính là YO. C. Nam giới có bộ NST giới tính là XXY.
B.
Nữ giới có bộ NST giới
tính là XO. D. Nữ giới có bộ NST giới tính là XXX.
23. Hợp tử có bộ nhiễm
sắc thể giới tính là XXY có
thể tạo nên do sự kết hợp giữa hai giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính là:
A.
XX và Y. B. XO và XX. C. XY và XY. D. X và YY.
24. Thể
đa bội ít gặp ở động vật vì:
A.
Ở tế bào động vật không bao giờ xảy ra hiện tượng không
phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B.
Ở tế bào động vật số lượng nhiễm sắc thể thường lớn.
C.
Thể đa bội ở động vật thường gây chết hoặc cơ chế xác định
giới tính bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
D.
Nhiễm sắc thể của động vật nếu không phân li sẽ bị phân hủy.
25. Thể
đa bội ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt vì:
A.
Số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội.
B.
Tế bào có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng
hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
C.
Nhân tế bào to hơn.
D.
Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tăng gấp bội.
26. Tuổi
của người mẹ có ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện của:
A.
Hội chứng XXX. C. Hội chứng Turner (Tơcnơ).
B.
Hội chứng Klinefelter. D. Hội chứng Down.
27.
Trong cấu trúc phân tử của nhiễm sắc thể
sinh vật nhân thực, sợi cơ bản của nhiễm sắc thể chính là chuỗi nucleoxom, một nucleoxom
gồm
A.
một đoạn ADN có 146 cặp Nu quấn 1 vòng quanh khối cầu 8 phân tử protein histon.
B.
một đoạn ADN có 148 cặp Nu quấn 1 vòng quanh khối cầu 8 phân tử protein histon.
C.
một đoạn ADN có 146 cặp Nu quấn 1 vòng quanh khối cầu 10
phân tử protein histon.
D.
một đoạn ADN có 148 cặp Nu quấn 1 vòng quanh khối cầu 10
phân tử protein histon.
28. Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây ở
người là do gen đột biến lặn gây nên?
A. Hội chứng Klinefelter. C. Bệnh thiếu máu hồng
cầu hình liềm.
B. Bệnh bạch tạng. D. Hội chứng Turner (Tơcnơ).
29. Đột biến là nguồn nguyên liệu của chọn
giống và tiến hoá vì đột biến là loại biến dị
A.
di truyền được. C. luôn luôn tạo ra kiểu
hình có lợi cho sinh vật.
B.
không di truyền được. D. không liên quan đến
biến đổi trong kiểu gen.
30.
Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ
thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là
dạng đột biến:
A.
Thể bốn nhiễm. B. Thể lệch bội. C. Thể tự đa bội. D. Thể dị đa bội.
31. Thể
đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm
sắc thể (2n + 1).
B. có khả năng sinh sản
hữu tính bình thường.
C. có hàm lượng ADN nhiều
gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
D. không có khả năng sinh
sản hữu tính bình thường.
32. Biến dị tổ
hợp
A.
không phải là nguyên liệu của tiến hoá.
B.
không làm xuất hiện kiểu hình mới.
C.
phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố, mẹ.
D.
chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối.
33.
Sự khác nhau cơ bản giữa thể dị đa bội
(song nhị bội) so với thể tự đa bội là:
A.
Tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B.
Tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
C.
Khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
D.
Khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.
34.
Thể đột biến thường không tìm thấy ở động
vật bậc cao là:
A.
Thể dị bội (2n + 1). B. Thể đa bội. C. Thể đột biến gen lặn. D. Thể đột biến gen trội.
35. Hội
chứng Down (Đao) là biểu hiện:
A.
Thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21. C. Thừa 1 nhiễm sắc thể 21.
B.
Thừa 1 nhiễm sắc thể số 23. D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể
21 và thừa 1 nhiễm sắc thể 23.
36. Hội
chứng Turner (Tớcnơ) ở người là dạng đột biến dị bội thể thuộc dạng:
A.
2n – 1. B. 2n + 1. C. 2n – 2. D. 2n + 1.
37. Đặc
điểm thể hiện ở người bị hội chứng Down (Đao) là:
A.
Cơ thể phát triển to khác thường. C. Tay và chân dài hơn bình thường.
B.
Tay bị dính ngón thứ 2 và thứ 3. D. Cơ thể chậm phát triển, si đần, thường vô sinh.
38. Thể lệch bội (dị bội) là những biến đổi về số
lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở:
A.
Một hay 1 số cặp nhiễm sắc
thể. C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
B.
Một cặp nhiễm sắc thể. D. Một cặp nhiễm sắc thể.
39. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa
bội so với thể lưỡng bội?
A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn. C. Độ hữu thụ lớn hơn.
B. Phát triển khoẻ hơn. D. Có sức chống chịu tốt
hơn.
40. Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n
+ 1) là do:
A. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li ở kì sau của
giảm phân.
B. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không được nhân đôi.
C. Thoi vô sắc không được hình thành.
D. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng không xếp song song ở kì giữa
I của giảm phân.
41. So với thể lệch bội (dị bội) thì thể đa
bội có giá trị thực tiễn hơn như:
A. Khả năng nhân giống nhanh hơn. C. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
B. Ổn định hơn về giống. D. Khả năng tạo giống tốt
hơn.
42. Người mắc
bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba? (TN 2013)
A. Hội chứng
Đao. B. Bệnh phêninkêto niệu.
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Bệnh ung thư vú.
43. Trong công
tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng
đối với những loại cây nào sau đây? (TN 2013)
A. Nho, dưa
hấu. B. Cà phê, ngô. C. Điều, đậu tương. D. Lúa,
lạc.
44. Để loại khỏi
nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có
thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng (TN 2013)
A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn nhỏ.
45. Khi
nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? (TN 2014)
A. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là
tương đối hiếm.
B. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn
so với trong tế bào lưỡng bội.
D. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n, …) hầu như không có khả năng sinh giao tử
bình thường.
46. Dạng đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại
mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia? (TN 2013)
A. Chuyển
đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
47. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra
đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này
là: (TN 2013)
A. 13. B.7. C.
8. D.
15.
48. Khi
nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? (TN 2014)
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này
được chuyển sang nhiễm sắc thể khác.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc
thể.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen
trên nhiễm sắc thể.
49. Khi
nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (TN 2014)
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy
nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp
nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể
khác nhau.
A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
50. Trong các mức
cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu
trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
51. Loại đột biến
nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm
sắc thể?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác
nhau.
Sử dụng
dữ kiện về các thể đột biến sau đây để trả lời các câu hỏi từ 42 đến 49:
A. Ung thư máu ở người. B. Máu khó đông. C. Hồng cầu lưỡi liềm.
D. Hội chứng Turner. E. Bạch tạng. F. Thể mắt dẹt ở
ruồi giấm.
G. Hội chứng Down. H. Hội chứng Klinefelter. K. Mù màu.
L. Dính ngón tay thứ 2
và thứ 3 ở người.
52. Thể
phát sinh do đột biến gen là:
A.
B, C, E, K, L. B. A, C, G, K, L. C. A, D, G, H, L. D. B, C, F, K, L.
53. Thể
phát sinh do sự phân li không bình thường của nhiễm sắc thể trong phân bào là:
A.
B, D, H. B. C, D, G. C. D, G, L. D. D, G, H.
54. Thể
2n + 1 là:
A.
D, G. B. E, H. C. A, L. D. G, H.
55. Thể
2n – 1 là:
A.
D. B. E. C. H. D. Cả 3 đúng.
56. Những
thể được xếp vào dạng đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể là:
A.
B, C. B. C, H. C. A, F. D. D, K
57. Thể
hình thành do đột biến đa bội là:
A.
A, D, F, G, K. B. D , H, K , L. C. B, E, F, K, L. D. Tất cả đều sai.
58. Thể
đột biến xuất hiện có liên quan
đến giới tính là:
A.
B, K, D, H, L. B. F, H. C. K, L. D. Tất cả đều sai.
59. Thể
đột biến chỉ tìm thấy ở nam là:
A.
H và L. B. B và K. C. D và K. D. B và D.
60. Thể
đột biến thường xuất hiện
ở nam, ít xuất hiện ở nữ là:
A.
A và B. B. B và K. C. D và K. D. E và L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét