Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRẮC NGHIÊM THEO BÀI SINH HỌC 12 NĂM 2016-2017 QUY LUẬT MOOCGAN - LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN



BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

1.      Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là:
A.     4.                                B. 7.                                   C. 8.                                 D. 23.
2.      Vì sao các gen liên kết với nhau?
  1. Vì chúng cùng ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng.    C. Vì chúng ở cùng 1 nhiễm sắc thể.
  2. Vì các tính trạng do chúng qui định cùng biểu hiện.              D. Vì chúng có lôcut giống nhau.
3.      Có thể nói các tính trạng di truyền liên kết khi thấy hiện tượng là:
A.     Chúng phân li khác quy luật Menđen.            C. Chúng biểu hiện cùng nhau và có tái tổ hợp.
B.     Chúng luôn biểu hiện cùng với nhau.             D. Chúng phân li độc lập nhưng có kiểu hình mới.
4.      Cho các alen: F và f, V và v. Khi các gen này liên kết với nhau thì cách viết (kí hiệu) là:
A.     hoặc .            B.  hoặc .               C.  hoặc .            D.  hoặc .
5.      Nguyên nhân tế bào học gây ra liên kết gen là:
A.     Các gen không alen cùng ở 1 nhiễm sắc thể.
B.     Các gen không phân li độc lập nhưng tổ hợp tự do.
C.     Các alen cùng ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D.     Các tính trạng luôn biểu hiện cùng nhau.
8.      Di truyền liên kết có ý nghĩa:
A.     Hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững các tính trạng tốt.
B.     Tạo nhiều biến dị tổ hợp, đảm bảo sự phong phú đa dạng của sinh giới.
C.     Đảm bảo các gen quý ở các nhiễm sắc thể khác nhau có thể di truyền cùng nhau.
D.     Đảm bảo các gen quý ở các nhiễm sắc thể khác nhau có thể phân li độc lập.
9.      Gen liên kết hoàn toàn giống gen đa hiệu ở hiện tượng:
A.     Nó đột biến sẽ kéo theo biến đổi hàng loạt tính trạng.
B.     Gen liên kết sẽ hoán vị tạo nhóm liên kết khác.
C.     Đột biến ở 1 gen trong nhóm liên kết chưa chắc kéo theo biến đổi mọi tính trạng liên kết.
D.     Nhiều tính trạng biểu hiện cùng nhau.
10.  Cách phát biểu nào là đúng nhất về hoán vị gen?
A.     Là hiện tượng đổi chỗ của 2 gen với nhau.
B.     Là sự đổi chỗ lẫn nhau giữa 2 gen cùng lôcut.
C.     Là sự đổi chỗ cho nhau giữa 2 gen khác lôcut.
D.     Là sự thay đổi vị trí gen trong cả hệ gen.
11.  Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là:
A.     Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P.                                     C. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1.
B.     Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2.                                   D. Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối.
12.  Thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen cho kết quả: ♀ F1 xám, dài x ♂ đen, cụt ð F2 = 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm:
A.     8,5%.                          B. 17%.                              C. 41,5%.                        D. 83%.
A.      x .                 B. Bb x bb.                         C.  x .                 D. BbVv x BbVv.
14.  Gọi tắt: I = giữa 2 NST tương đồng khác nguồn; II = giữa 2 nhiễm sắc thể tương đồng; III = vào pha S; IV = vào kỳ đầu giảm phân I; V = vào kỳ đầu giảm phân II. Trao đổi chéo chỉ xảy ra:
A.     I, IV.                           B. II, III.                             C. II, V.                           D. I, V.
15.  Các gen cùng 1 nhiễm sắc thể thường liên kết hoàn toàn khi:
A.     Chúng nằm xa nhau.   C. Chúng ở kề sát nhau.
B.     Chúng không tiếp hợp.                                          D. Chúng ở hai đầu mút.
16.  Các gen trên 1 nhiễm sắc thể thường liên kết không hoàn toàn khi:
A.     Chúng nằm xa nhau.   C. Chúng ở gần nhau.
B.     Chúng không tiếp hợp.                                          D. Chúng ở cùng đầu mút.
17.  Đối với sinh vật nói chung, hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của:
A.     Chỉ của giống cái.                                             C. Chỉ của giống đực.
B.     Cả 2 giống đực và cái. D. Cái hay đực hoặc của cả 2 giống là tuỳ loài.
18.  Khi nói về hoán vị gen thì câu sai là:
A.     Tần số hoán vị gen không quá 50%.
B.     Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
C.     Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
D.     Tần số hoán vị gen bằng tổng tần số giao tử có hoán vị.
19.  Hoán vị gen không có ý nghĩa
A.     tăng biến dị tổ hợp, thêm nguyên liệu cho chọn lọc.
B.     tái tổ hợp các gen quý không cùng ở 1 nhiễm sắc thể.
C.     là cơ sở để lập bản đồ gen.
D.     bảo toàn các kiểu hình của đời trước.
20.  Bản đồ di truyền là:
A.     Hình vẽ mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể với các gen trên đó.
B.     Hình vẽ mô tả khoảng cách vật lí của gen ở nhiễm sắc thể.
C.     Sơ đồ các gen trên các nhiễm sắc thể của tế bào 1 loài.
D.     Sơ đồ vị trí tương đối của các lôcut trên nhiễm sắc thể.
21.  Khoảng cách giữa 2 gen trên 1 nhiễm sắc thể được đo bằng:
A.     Đơn vị cm.                  B. Đơn vị %.                      C. Đơn vị cμ.                   D. Đơn vị Anstron.
22.  Trong chọn giống, bản đồ di truyền giúp cho con người
A.     xác định vị trí gen có lợi.                                       C. xác định vị trí gen không giá trị.
B.     xác định nhanh đôi giao phối.                               D. xác định vị trí gen cần loại bỏ.
23.  Đối với tiến hoá của sinh vật trong tự nhiên, ý nghĩa chính của hoán vị gen là:
A.     Phát sinh nhóm gen liên kết mới.                           C. Phát sinh nhiều tổ hợp gen độc lập.
D.     Giảm thiểu số kiểu hình ở quần thể.                      D. Góp phần giảm bớt biến dị tổ hợp.
24.  Phép lai P = Aa, Bb × aa, bb cho kết quả F1  phân li kiểu hình = 1 : 1 : 1 : 1, thì chứng tỏ
A.     các gen phân li độc lập.                                         C. các gen liên kết hoàn toàn.
B.     P dị hợp đều, có hoán vị.                                       D. P dị hợp lệch, có hoán vị.
25.  Phép lai P = Aa, Bb × aa, bb cho kết quả F1 phân li kiểu hình = 1 : 1, thì chứng tỏ:
A.     Các gen phân li độc lập.                                        C. Các gen liên kết hoàn toàn.
B.     P dị hợp đều, có hoán vị.                                       D. P dị hợp lệch, có hoán vị.
26.  Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen có các gen liên kết ở trạng thái
A.     dị hợp 1 cặp gen.        B. đồng hợp lặn.                 C. dị hợp 2 cặp gen.         D. đồng hợp trội.
27.  Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?
A.     Trao đổi chéo giữa các crômatit trong nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
B.     Sự trao đổi đoạn tương hỗ giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C.     Các cặp nhiễm sắc thể bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I.
D.     Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
28.  Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây?
A.     Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen liên kết.
B.     Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể.
C.     Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
D.     Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
29.  Tần số hoán vị gen như sau: AB  = 49%, AC = 36%, BC = 13% bản đồ gen thế nào?
A.     ACB.                           B. BAC.                             C. CAB.                           D. ABC.
30.  Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen:
A.     Không lớn hơn 50%.
B.     Càng gần tâm động, tần số hoán vị càng lớn.
C.     Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
D.     Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
31.  Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn,với mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai × sẽ có kết quả giống như kết quả của:
A.     Tương tác gen.            B. Gen đa hiệu.                  C. Lai hai tính trạng.        D. Lai một tính trạng.
32.  Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có thể xác định được điều nào sau đây?
  1. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 lôcut.
  2. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
  3. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
  4. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
33.  Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
  1. Liên kết gen.               B. Phân li độc lập.              C. Hoán vị gen.                D. Tương tác gen.
34.  Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen ×  là: (TN 2013)
A. AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%.                        B. AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%.
C. AB = ab = 30% và Ab = aB = 20%.                        D. AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%.
35.  Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể (TN 2013)
A.     luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B.     tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
C.     phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
D.     luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
36.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? (TN 2013)
A.  × .                    B.  × .                     C.  × .                 D.  × .
37.  Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, loại giao tử ab được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen  chiếm tỉ lệ (TN 2014)
A. 20%.                            B. 30%.                              C. 25%.                           D. 15%.
38.  Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận: (TN 2014)
A. Kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập.
B. Kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập.
C. Kiểu gen của các cây F1, các gen liên kết hoàn toàn.
D. Kiểu gen của các cây F1, các gen liên kết hoàn toàn.
39.  Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai? (QG 2015)
A. Có 10 loại kiểu gen.
B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét