BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN
1.
Các gen không alen với nhau có đặc tính là:
A. Không
cùng cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C. Không ở cùng 1 nhiễm sắc thể.
B. Qui định
2 tính trạng khác nhau. D. Có lôcut khác nhau.
2.
Theo quan niệm hiện đại thì kiểu quan hệ đầy đủ hơn cả
về vai trò của gen là:
A. 1 gen → 1
tính trạng. C. 1 gen → 1 enzim hoặc 1 prôtêin.
B. 1 gen → 1
chuỗi pôlipeptit. D. 1 gen → 1 pôlipeptit hay 1 ARN.
3.
Khi một tính trạng do nhiều gen không alen cùng quy
định, thì gọi là hiện tượng:
A. Đa alen. B. Đơn gen. C. Tương tác gen. D. Gen đa
hiệu.
4.
Khi một tính trạng do 3 gen trở lên có alen với nhau
cùng quy định, thì gọi là hiện tượng:
A. Đa alen. B. Đơn gen. C. Tương tác gen. D. Gen đa
hiệu.
5.
Tương tác gen (từ gọi tắt của tác động tương hỗ giữa
các gen không alen với nhau) là:
A. Hiện
tượng các alen thuộc các lôcut khác nhau tác động qua lại tạo nên 1 kiểu hình
chung.
B. Hiện
tượng các alen khác nhau tác động qua lại trong việc tạo nên 1 kiểu hình chung.
C. Hiện
tượng nhiều gen cùng quy định 1 tính trạng.
6.
Thực chất hiện tượng tương tác giữa các gen không alen
là:
A. Nhiều gen
cùng lôcut xác định 1 kiểu hình chung.
B. Các gen
khác lôcut tương tác trực tiếp nhau xác định 1 kiểu hình.
C. Sản phẩm
của các gen khác lôcut tương tác nhau xác định 1 kiểu hình.
D. Gen này
làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng hình thành.
7.
Nếu 2 cặp gen A, a với B, b phân li độc lập cùng tương
tác quy định sự hình thành 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung thì cơ thể
AaBb tạp giao có thể dẫn đến kết quả phân li với tỉ lệ:
A. (9 : 6 : 1);
(9 : 7) hay (9 : 3 : 3 : 1). C. (12 : 3 : 1) hay (13 : 3).
B. (15 : 1)
hay (1 : 4 : 6 : 4 : 1). D. (3 : 3 : 1 : 1).
8.
Nếu 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng tương
tác quy định sự hình thành 1 tính trạng theo kiểu tương tác cộng gộp thì cơ thể
mang kiểu gen AaBb tự thụ có thể cho đời sau phân li với tỉ lệ:
A. (9 : 6 :
1); (9 : 7) hay (9 : 3 : 3 : 1). C. (12 : 3 : 1) hay (13 : 3).
B. (15 : 1). D. (3 : 3 : 1 : 1).
9.
Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp gen alen quy
định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng Melanin
nên da sẫm hơn. Người da trắng có kiểu gen là:
A. aaBbCc. B. AaBbCc. C. aabbcc. D. AABBCC.
10. Giả sử màu da
người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen
trội bất kì làm tăng lượng Melanin nên da sẫm hơn. Nếu 2 người cùng có kiểu gen
AaBbCc kết hôn thì xác suất sinh con da trắng là:
A. . B. . C. . D. .
11. Tính trạng số
lượng thường là loại:
A. Tính
trạng có thể đếm. C. Tính trạng do tương tác cộng gộp.
B. Tính
trạng đo lường được. D. B và C.
12. Tính trạng số
lượng thường bị chi phối bởi kiểu di truyền:
A. Tương tác
bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C.Tương tác
trội lặn. D. Tương tác át chế.
13. Gen đa hiệu
thực chất là:
A. Gen gây
ra nhiều hiệu quả khác nhau.
B. Gen quy
định hoạt động của nhiều gen khác.
C. Gen tạo 1
sản phẩm ảnh hưởng tới nhiều tính trạng.
D. Gen đa
xitrôn tạo ra nhiều loại ARN khác nhau.
14. Nguyên nhân chính
gây bệnh hồng cầu hình liềm (HCL) ở người là:
A. Hb của
HCL có axit amin thứ 6 ở chuỗi β là valin thay vì glutamic ở hồng cầu thường.
B. Hb của
HCL có axit amin thứ 6 ở chuỗi β là glutamic thay vì valin ở hồng cầu thường.
C. Hb của
HCL bị kết tủa gây tắc mạch khi nồng độ O2 ở máu xuống thấp.
D. Hb của HCL
có axit amin thứ 6 ở chuỗi β là glutamic thay vì triptophan ở hồng cầu thường.
15.
Người ta cho rằng gen HbS
là gen đa hiệu vì:
A. Một gen Hb nói chung mã hóa 4 chuỗi polipeptit.
B. HbA chỉ có 1 hiệu quả, còn HbS
nhiều tác động.
C. Nó tạo sản phẩm gây nên nhiều rối loạn bệnh lí.
D. Một gen HbS gây biến đổi ở 2 chuỗi polipeptit.
16.
Các gen tương tác nhau có
phân li độc lập không?
A. Không. C. Có, khi chúng không cùng ở 1 nhiễm sắc thể.
B. Luôn luôn
phân li độc lập với nhau. D. Không, dù chúng ở các nhiễm sắc thể khác
nhau.
17. Tương tác gen
thường dẫn đến:
A. Xuất hiện
biến dị tổ hợp. C. Phát sinh tính trạng bố mẹ không có.
B. Cản trở
biểu hiện tính trạng. D. Nhiều tính trạng cùng biểu hiện.
18. Kiểu tương
tác gen thường được chú ý nhiều trong sản xuất nông nghiệp là:
A. Tương tác
bổ sung. B. Tương tác át chế. C. Tương
tác cộng gộp. D. Tương tác trội lặn.
19. Kiểu tương
tác gen thường được chú ý nhiều trong sản xuất nông nghiệp là tương tác cộng
gộp bởi vì:
A. Năng suất
thường là tính trạng số lượng.
B. Tính
trạng số lượng do nhiều gen không alen cùng quy định.
C. Các kiểu
tương tác khác không ảnh hưởng năng suất.
D. A và B.
20. Trong chọn
giống, tương tác gen sẽ cho con người khả năng:
A. Có nhiều
biến dị tổ hợp để chọn. C. Tìm được các tính trạng quý đi kèm nhau.
B. Chọn được
tính trạng mới có thể có lợi. D. Hạn chế biến dị ở đời sau, làm giống ổn
định.
21. Thế nào là
gen đa hiệu?
A. Gen tạo
ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều
khiển sự hoại động của các gen khác.
C. Gen mà
sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo
ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
22. Tính trạng
màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế:
A. Nhiều gen
không alen qui định nhiều tính trạng. C. Một gen bị đột biến thành alen.
23. Hiện tượng
gen đa hiệu giúp giải thích:
A. Hiện
tượng biến dị tổ hợp.
B. Kết quả
của hiện tượng đột biến gen.
C. Một gen
bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
D. Sự tác
động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
24. Điểm khác
nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là:
A. Hai cặp
gen alen quy định các tính trạng nằm trên những nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Thế hệ
lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.
C. Tỉ lệ
phân li về kiểu hình ở thế hệ con lai.
D. Tăng biến
dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
25. Trong tương
tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì:
A. Tạo ra
một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.
B. Làm xuất
hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
C. Sự khác
biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.
D. Càng có
sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.
26. Khi lai 2 cây
đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1
gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 câu hoa trắng. Có thể kết luận
tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi (TN 2013)
A. hai cặp
gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
B. hai cặp
gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. một gen
có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định
hoa trắng.
D. hai cặp
gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét