CHỦ ĐỀ 1. TRAO ĐỔI NƯỚC 2 (PKN)
Câu 21. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các
chất khoáng hoà tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?
A. Khí khổng. B.
Tế bào nội bì. C. Tế bào
lông hút. D. Tế bào nhu mô vỏ.
Câu 22. Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không
có sự tham gia của lực nào sau đây?
A. Lực hút do thoát hơi nước của lá. B. Lực đẩy
của áp suất rễ.
C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống
rễ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
và với thành mạch dẫn.
Câu 23. Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ
là nhờ
A. quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp.
B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ
quan cho và cơ quan nhận.
C. lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của
rễ.
D. lực đấy của áp suất rễ và thoát hơi nước.
Câu 24. Lực nào sau đày đỏng vai trò là lực đẩy nước
từ rễ lên thân, lên lá
A. Lực thoát hơi nước. B. Lực liên
kết giữa các phân tử nước với nhau.
C. Lực liên két giữa các phân tử nước với
thành mạch dẫn. D. Áp suất rễ.
Câu 25. Lực đóng vai trò chính cho quá trình vận
chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?
A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ
ttước). B. Lực hút của lá (do quá
trình thoát hơi nừớc).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Lực bám giữa các phần tử
nước với thành mạch dẫn.
Câu 26. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để
vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2
khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá,
làm ấm cây trong những ngày giá rét.
D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút
nước và hút khoáng của cây.
Câu 27. Đối vói các lá già, quá trình thoát hơi nước
ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?
A. Các khí khổng của lá. B. Các tế bào biểu bì lá. C. Các tế bào gân lá. D. Các tế bào mô dậu.
Câu 28. Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút
của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
1. Thành tế bào dày. 2. Không thấm cutin.
3. Có không bào nằm ở trung tâm lớn. 4. Có áp suất thẩm thấu rất cao đo hoạt
động hô hấp của hệ rễ mạnh.
5. Là tế bào biểu bì ở rễ. 6. Nó chỉ hút
nước mà không hút khoáng.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng
chứng tỏ rễ cây hút nước chù động?
(1) Hiện tượng rỉ nhựa. (2) Hiện tượng ứ giọt.
(3) Hiện tượng thoát hơi nước. (4) Hiện tượng đóng mở khí
khổng
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 30. Khi vận chuyến trong mạch gỗ của thân cây,
các phân tử nước Iv vói nhau thánh một dòng liên tục là nhờ
A. lực đẩy của rễ. B.
nước có tính phân cực.
C. lực hút của lá. D.
nước bám vào thành mạch dẫn.
Câu 31. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất
trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn
trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô
cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây
vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá,
mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 32. Trong cùng một cây, dịch tế bào biểu bì rễ
thường có áp suất thẩm thấu cao hơn so với dung dịch đất. Có bao nhiêu nguyên
nhân sau sau đây đúng?
1. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực
phía trên để hút nước từ rễ.
2. Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao
làm tăng áp suất thẩm thấu.
3. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng
chất tan có trong tế bào chất của rễ.
4. Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp
suất thầm thấu của dung dịch đất.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 33. Những yếu tố nào sau đây của môi trường ảnh
hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây?
A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng
độ của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí.
B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng
CO2 trong đất.
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ
thoáng khí, hàm lượng CO2 trong đất, độ pH của đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2 trong đất, độ thoáng
khí trong đất.
Câu 34. Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào
đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên
nước vận chuyển qua được.
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước
không vận chuyển qua được.
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên
nước không thấm qua được.
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp
nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá
cây.
2. Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo
một chiều từ lá xuống rễ.
3. Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp
ở lá sỗ dự trữ ở củ hoặc ở quà.
4. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên
của dòng mạch gỗ.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 36. Động lực đẩy dòng chất hữu cơ từ lá theo mạch
rây xuống thân và xuống rễ là nhờ:
A. Cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu
thấp hơn cơ quan dự trữ.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ
và thành mạch rây.
C. Chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ
quan nguồn và các cơ quan dự trữ.
Câu 37. Sự trao đổi nước giữa cây xanh với môi trường
gồm bao nhiêu quá trình sau đây?
(1) Thoát hơi nước. (2) Vận chuyển nước.
(3) Hút nước. (4)
Sử dụng nước cho các phản ứng của cơ thể.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 38. Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát
hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng. B. Tưới nước cho cây.
C. Bón phân đạm cho cây với nồng độ thích hợp. D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong
tối.
Câu 39. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá
thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có
tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên
trong lá. B. Giảm sự thoát hơi nước
của cây.
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời. D. Tăng số lượng
tế bào khí khổng ở mặt dưới lá.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng
hơn mặt trên của lá.
B. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già.
C. Lá già thường có lớp cutin dày hơn lá non.
D. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn
so với lá già.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét