Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CHỦ ĐỀ 1. TRAO ĐỔI NƯỚC 3 (PKN)

 CHỦ ĐỀ 1. TRAO ĐỔI NƯỚC 3 (PKN)

Câu 41. Có bao nhiêu loại tế bào biểu bì sau đây có vai trò quan trong trong hoạt động trao đổi nước của cây?

1. Biếu bì thân có thấm cutin dày.             2. Biểu bì lá biến thành tế bào bảo vệ khí khổng.

3. Tế bào mạch gỗ.                4. Biểu bì rễ biến thành lông hút.                5. Tế bào gân lá.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 42. Trong các nguyên nhân sau đây, đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao?


A. Các ion khoáng gây độc đối với cây.

B. Hàm lượng oxi trong đất thấp.

C. Thế nước cùa đất thấp.

D. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởng bình thường.

Câu 43. Trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì:

A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.

B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.

C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.

D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.

Câu 44. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

A. Độ ẩm không khí ở mức trung bình, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 45. Cơ chế đóng mở khí khổng là do

A. sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.

B. sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu;

C. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định.

D. hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên sức trương nước khác nhau.

Câu 46. Ở các lá già, nước chủ yếu được thoát qua khí khổng vì lá già có

A. khí khổng lớn.                                                      B. tế bào biểu bì được thấm cutin rất dày.

C. số lượng khí khổng nhiều.                                   D. tế bào khí khổng được thấm cutin rất dày.

Câu 47. Quá trinh thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây?

1. Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.

2. Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ.

3. Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.

4. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 48. Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường. Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở cây này có sức trương nước giảm?

A. Đưa cây vào trong tối.                             B. Tưới nhiều nước cho cây.

C. Đưa cây vào phòng lạnh.                         D. Phun axit abxixíc lên lá của cây.


Câu 49. Tế bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước chủ động bằng cách nào sau đây?

A. Tạo ra ảp suất thẩm thấu lớn để nước thẳm thấu từ đất vào rễ.

B. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza.

C. Vận chuyển theo con đường ẩm bào.

D. Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.

Câu 50. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở trong cùng một cây, lông hút là cơ quan có thế nước cao nhất.

B. Nước và tất cả các chất khoáng khi đi vào mạch dẫn đều qua tế bào nội bì.

C. Đưa cây vào phòng lạnh thì sức trương nước của tế bào thịt lá giảm.

D. Rễ cây hút nước chủ động bằng cách vận chuyển nước ngược chiều nồng độ.

Câu 51. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thâp nhất?

A. Các lông hút ở rễ.             B. Các mạch gỗ ở thân.        C. Lá cây.                   D. Cành cây.

Câu 52. Có một cây cảnh được trồng trong chậu và được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng. Trong điều kiện nào sau đây, sức trương nước (T) của tế bào lá cây sẽ tăng lên?

A. Đưa cây vào trong tối.                             B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng.

C. Tưới nước cho cây.                                  D. Bón phân cho cây.

Câu 53. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất?

A. Các mạch gỗ ở rễ.            B. Các mạch gỗ ở thân.        C. Lá cây.       D. Các mạch gỗ ở cành cây.

Câu 54. Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do

A. rễ hút quá nhiều chất khoáng.                 B. rễ cây thiếu ôxi.

C. rễ hút quá nhiều nước.                             D. hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ.

Câu 55. Tế bào thực vật được đặt trong môi trường có thế nước thấp hơn thế nước của tế bào thi tế bào thực vật này sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. mất nước vả phồng lên.                           B. nhận nước và co nguyên sinh,

C. nhận nước và phồng lên.                         D. mất nước và co nguyên sinh.

Câu 56. Trong các vai trò sau nước liên kết có bao nhiêu vai trò?

1. Làm tăng quá trinh trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.   2. Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hai nước.

3. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.                        4.  Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 57. Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?

1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.

2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.

3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.

4. Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 58. Trong những lí do sau, có bao nhiêu lí do làm cho nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột thường thấp hơn nhiệt độ không khí xung quanh 1-2 độ?

1. Quả dưa chuột hấp thụ nhiệt tốt.                         2. Vì khối lượng quả dưa chuột lớn.

3. Vì tỷ lệ diện tích thoát hơi nước so với thể tích của quả dưa chuột là rất lớn.

4. Vì hàm lượng nước của quả dưa chuột rất cao, khả năng điều hòa nhiệt độ tốt và khả năng thoát hơi nước cao.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 59. Khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác, người ta cắt bỏ bớt lá nhằm mục đích nào sau đây?

A. Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.     B. Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.

C. Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.          D. Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.

Câu 60. Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

1. Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con thành tế bào - gian bào.

2. Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.

3. Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.

4. Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua lớp đai caspari của tế bào nội bỉ.

A. 1.                                        B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn là người thứ

TỰ HỌC SINH HỌC 12

(Bao gồm các bài gảng của nhiều thầy cô sưu tầm)
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

Chương II: Quy luật di truyền

Chương III: Di truyền quần thể

Chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống

Chương V: Di truyền Y học
Ôn tập di truyền học

PHẦN SÁU - TIẾN HÓA
Chương I: Bằng chứng tiến hóa và cơ chế tiến hóa
bài 31: Tiến hóa lớn

Chương II: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất

PHẦN BẢY- SINH THÁI HỌC
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật