Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

 

1. Sự phân bố năng lượng trong môi trường

            Tất cả các hệ thống trên hành tinh này tồn tại được là nhờ năng lượng vô tận của Mặt Trời. Nguồn năng lượng này chuyển xuống Trái Đất dưới dạng sóng ánh sáng. Ánh sáng khi đi qua tầng khí quyển để đến được bề mặt Trái Đất bị suy giảm một phần do các khí, hơi nước, bụi... hấp thụ và phản xạ lại vũ trụ. Những dải sóng khác nhau bị hấp thụ khác nhau. Nói chung, bức xạ Mặt Trời xuống đến ngưỡng trên của khí quyển có cường độ 2Cal/cm2/phút. Khi qua lớp khí quyển, bề mặt hành tinh chỉ còn nhận 67% cường độ ban đầu, ứng với 1,34Cal/cm2/phút.

Năng lượng trên bề mặt hành tinh gồm 45% bức xạ hồng ngoại, chủ yếu hình thành nhiệt; 45% là dải ánh sáng trắng, tham gia chính vào quá trình quang hợp, còn 10% thuộc dải tử ngoại, đủ đảm bảo cho các hoạt động sống của sinh vật. Lượng này tăng hơn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu: huỷ hoại các enzym, gây ung thư da, làm đục thuỷ tinh thể..., 99% tổng năng lượng nằm trong vùng quang phổ có bước sóng từ 0,136- 4000μ, khoảng 50% nguồn năng lượng đó (gồm cả ánh sáng trắng với bước sóng 0,38 – 0,77μ) có ý nghĩa sinh thái quan trọng, được thực vật sử dụng cho quang hợp gọi là bức xạ quang hợp. Thực vật hấp thụ rất mạnh các tia màu xanh và màu đỏ cũng như một lượng nhỏ các tia sóng dài hơn với các bước sóng 0,4 – 0,5μ và 0,6 – 0,7μ. Các tia xanh lá cây bị hấp thụ rất ít, chủ yếu phản xạ trở lại tạo nên màu xanh của cây cối và của nước biển. Bóng mát dưới tán cây là kết quả được tạo ra nhờ chất diệp lục của lá cây hấp thụ các bức xạ quang hợp, còn nước trong lá và hơi nước bao quanh lá lại chọn các tia có bước sóng dài.

Một thành phần khác của năng lượng trong môi trường là bức xạ nhiệt sóng dài. Dạng này xuất hiện từ tất cả bề mặt của các vật thể mà nhiệt độ của chúng luôn cao hơn nhiệt độ không tuyệt đối, bao gồm bức xạ nhiệt từ mặt đất, mặt nước và thảm thực vật, mây, bụi... Chính vì thế, những đêm đông trời quang mây tạnh, lạnh lẽo hơn so với những đêm trời u ám. Năng suất sinh học của các hệ sinh thái và chu trình các muối dinh dưỡng thì tổng bức xạ Mặt Trời được sinh vật tự dưỡng hấp thụ có ý nghĩa quan trọng nhất. Dòng năng lượng chung được phân chia cho các quá trình động học trong sinh quyển như ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Năng lượng Mặt Trời của các quá trình xảy ra trên hành tinh

Các dạng biến đổi

%

Phản xạ trở lại

Biến đổi trực tiếp thành nhiệt

Làm bốc hơi nước và gây mưa

Tạo gió, sóng, dòng bề mặt

Quang hợp của thực vật

30,0

46,0

23,0

0,2

0,8

 

2. Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái

            Năng lượng đi qua hệ sinh thái qua các bậc dinh dưỡng của xích thức ăn, một phần được sinh vật sử dụng cho hô hấp, còn phần lớn biến đổi thành nhiệt thoát ra môi trường. Năng lượng đi qua hệ sinh thái được sử dụng một lần, phần lớn thoát ra môi trường dưới dạng nhiệt. Trong sinh quyển, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%. Ví dụ:  năng lượng tiêu tốn cho hô hấp của sư tử và báo trên các đồng cỏ nhiệt đới quá lớn cho nên kích thước quần thể của các loài này rất nhỏ.

Năng lượng thất thoát theo 3 con đường chính: năng lượng chứa trong các sản phẩm mà sinh vật tiêu thụ không sử dụng; năng lượng được sử dụng từ thức ăn, nhưng không được đồng hoá, thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết và chất trao đổi cuối cùng; năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt hô hấp. Do sự thất thoát năng lượng quá lớn nên xích thức ăn không thể kéo dài, thường 3 – 4 bậc đối với các hệ sinh thái trên cạn và 6 – 7 bậc đối với các hệ sinh thái ở nước.

Năng lượng mặt trời cho quang hợp chỉ chiếm 50% tổng lượng bức xạ chung. Thực vật tiếp nhận năng lượng nhờ hệ sắc tố. Chúng gồm 4 nhóm: sắc tố a đặc trưng cho tất cả các thực vật bậc cao và tảo, sắc tố b – cho tất cả các thực vật bậc cao và tảo Lam (Green algae), sắc tố c -  cho Bacillariophyta và Phaeophyta, sắc tố d – cho Rhodophyta. Mỗi nhóm sắc tố khác nhau thích ứng với sự hấp thụ những sóng ánh sáng khác nhau. Chloropil hấp thụ các tia thuộc phổ nhìn thấy (400 - 700μ) với 2 vùng xanh lam (430μ) và đỏ (662μ); sắc tố vàng (carotenoit) gồm caroten và xanthophin có phổ hấp thụ tương ứng là 446 - 476μ và 451 - 481μ. Nhóm sắc tố xanh phycobilin đặc trưng cho các loài thực vật bậc thấp ở nước. Nhóm này ưa nước nên có tên là biliprotein hay phycobiliprotein, gồm phycoerythrin đặc trưng cho Rhodophyta và một số Cyanophyta và phycocyanin có mặt ở tất cả Cyanophyta và một số Rhodophyta.

Trong quang hợp, thực vật chỉ sử dụng được một phần nhỏ bức xạ ánh sáng. Thảm thực vật ở các vùng ôn đới chỉ hấp thụ được 100 – 800 Cal/cm2/ngày, trung bình 300 – 400 Cal/cm2/ngày (Reifsnyder Lull, 1965). Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước chỉ có thể biến đổi từ 0,1- 1,6% tổng năng lượng bức xạ mặt trời. Ở hệ sinh thái tự nhiên, sản lượng thô ít khi tích tụ trên 3% tổng lượng bức xạ, mặc dù trên đồng ruộng thâm canh có thể đạt đến 6 – 8% (Kormondy, 1996). Hiệu suất quang hợp theo sản lượng thô trong sinh quyển chỉ vào khoảng 0,2 – 0,5% tổng lượng bức xạ hay 0,4 – 1,0% bức xạ quang hợp.

Như vậy, chất hữu cơ do sinh vật tự dưỡng sản xuất ra (PG) được thực vật sử dụng một phần để duy trì, tăng trưởng... và thải ra dưới dạng nhiệt hô hấp (PR). Phần còn lại là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật ăn cỏ (herbivore) là nguồn thức ăn động vật đầu tiên cho các loài động vật ăn thịt (carnivore).

Để đánh giá sản lượng sơ cấp thô người ta có thể sử dụng qua sản lượng thu hoạch:

∆B = B2 – B1

Trong đó: ∆B là sự gia tăng sinh khối, còn B1 B2 là sinh khối thực vật ở thời điểm t1t2. Sự thất thoát năng lượng xảy ra bởi 2 con đường:

+) Sinh khối thực vật hay một phần thực vật bị chết (L).

+) Sinh khối mất do động vật ăn cỏ sử dụng (G).

Như vậy, sản lượng sinh vật sơ cấp dành cho các loài sinh vật dị dưỡng được đánh giá theo biểu thức: PN = ∆B + L + G

Giá trị sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (PN) của các hệ sinh thái trên Trái Đất theo Field et al. (1998): Đại dương: 48,5 ; Các hệ sinh thái trên cạn: 56,4; Trên toàn sinh quyển: 104,9 (Đơn vị: Petagram, trong đó 1 pte. = 1015g = 109 tấn).

Hiệu quả quang hợp (%) hay hiệu suất đồng hoá năng lượng bức xạ của thực vật được đánh giá theo biểu thức:

(Trong đó: Eff là hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng của sinh vật tự dưỡng, Eas – Năng lượng được thực vật đồng hoá trong quang hợp, Esun - Tổng năng lượng bức xạ mặt trời).

Chẳng hạn, Kozlovski (1968) đã tính hiệu suất quang hợp của phytoplankton trong hồ Mendota, Wisconsin như sau:

Quần xã phytoplankton có hiệu suất quang hợp rất thấp(< 0,5%), thực vật có rễ hay các loài tảo đa bào sống bám ở nơi nước nông có thể có hiệu suất cao hơn. Giá trị đó đối với rừng là 2,0 – 3,5%, cao hơn so với các đồng cỏ (1,0 – 2,0%) (Kira, 1975).

Trong các thuỷ vực, hơn 50% bức xạ mặt trời, trước hết là các tia thuộc dải hồng ngoại, bị hấp thụ ngay ở lớp nước mặt với bề dày 1m. Ở nơi nước trong cũng chỉ 5 – 10% tổng bức xạ có thể xâm nhập xuống độ sâu 20m. Sự suy giảm cường độ ánh sáng có thể được mô tả theo đường cong:

                                                         

Ở đây, l - lượng bức xạ (J/m2/đơn vị thời gian), t - độ sâu, l - hệ số tắt dần (hằng số).

Sự phát triển của sản lượng sinh vật sơ cấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố: chế độ chiếu sáng, muối dinh dưỡng, nhất là muối nitơ và photpho và các điều kiện môi trường vô sinh (nhiệt độ, độ đục, pH...) cũng như đặc tính sinh học của quần xã thực vật.

Nguồn thức ăn sơ cấp (PN) được động vật ăn thực vật sử dụng, tiếp theo là động vật ăn thịt các cấp khác khai thác lẫn nhau làm thức ăn tạo nên xích thức ăn và lưới thức ăn phức tạp trong hệ sinh thái. Tổng năng lượng theo xích thức ăn thực vật đi qua hệ sinh thái về mặt lý thuyết có thể viết một cách tổng quát như sau:

PG – PR = P­N =                            

Trong đó: NUi là năng lượng bậc i không được các loài động vật không xương sống khác. Trong mỗi nhóm khi hô hấp mất đi 1kJ thì sản lượng cũng đạt tương tự như thế, khoảng 1kJ. Điều đó có nghĩa rằng, hiệu suất sản xuất hay tỷ số P/(R + P) đối với tất cả các nhóm kích thước của 7 nhóm động vật là như nhau.

Đối với động vật và chim, nói chung, hô hấp tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn, tới 97 – 99% năng lượng đồng hoá được, do đó, chỉ 1 – 3% năng lượng tạo sản lượng thứ cấp, động vật đẳng nhiệt có tiềm năng sinh học cao, đủ khả năng sống và chinh phục được mọi nơi, mọi điều kiện môi trường khác nhau trên hành tinh.

Đối với các hệ sinh thái ở nước, hiệu suất sinh thái thay đổi từ 2- 24%, trung bình là 10,1%. Người ta đã áp dụng hệ số này trong nghề cá biển. Chẳng hạn, cá ngừ là vật dữ đầu bảng, ở bậc dinh dưỡng thứ 4. Tại thời điểm năm 1990, nghề cá đã khai thác 2.975.000 tấn cá ngừ, tỷ lệ các bậc dinh dưỡng được thiết lập như sau:

Cá ngừ → Cá nổi nhỏ → Zooplankton → Phytoplankton

0,1                   1,0                   10,0                      100,0

Từ sản lượng cá ngừ có thể đánh giá được sản lượng các nhóm sinh vật trước nó. Trên cơ sở số liệu của nghề cá thế giới có được. Lauly & Christensen (1995) chỉ ra rằng, ở các đại dương, trung bình 8% sản lượng Phytoplankton đã được chuyển đổi qua các xích thức ăn để cho nhân loại sản lượng cá khai thác như hiện nay.

Bảng 3.8. Hiệu suất sản xuất trung bình của các nhóm động vật (xếp theo chiều tăng)

Nhóm động vật

Hiệu suất sản xuất (%)

Số lượng nghiêncứu

Động vật ăn côn trùng

0,86

6

Chim

1,29

9

Các loài thú nhỏ

1,51

8

Các loài động vật khác

3,14

56

Cá và côn trùng xã hội

9,77

22

Động vật không xương sống khác (trừ côn trùng)

Ăn cỏ (Herbivore)

Ăn thịt (Carnivore)

Ăn mùn bã hữu cơ (Detritivore)

25

20,8

27,6

36,3

73

15

11

23

Côn trùng không sống kiểu xã hội

Ăn cỏ (Herbivore)

Ăn thịt (Carnivore)

Ăn mùn bã hữu cơ (Detritivore)

40,7

38,8

47,0

55,6

61

49

6

5

Ghi chú: Hiệu suất sản xuất được tính theo công thức: Eff = Sản lượng tinh của loài (kJ)/Năng lượng được loài đồng hoá (kJ) (Theo Humphrey, 1979)

Trong nghiên cứu mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã, khi biết được hiệu suất sinh thái trung bình của xích thức ăn (E), năng lượng sơ cấp tinh (PN) tích tụ trong sinh vật tự dưỡng và lượng thức ăn được sinh vật tiêu thụ sử dụng (US) thì chiều dài hay số bậc dinh dưỡng của xích thức ăn có thể xác định được theo công thức:

                                                   n = (lgUs – lgPN)/lgE

Ví dụ, ở khơi đại dương, sản lượng thức ăn sơ cấp tinh PN = 2.100 J/m2/năm, vật liệu tiêu thụ sử dụng (US) = 0,4J và hiệu suất sinh thái trung bình (E) = 0,25, chiều dài xích thức ăn như sau:

n = (lg 0,4 – lg 2100)/lg 0,25 ≈ 6 bậc

Khác với các hệ sinh thái ở nước, xích thức ăn phế liệu xảy ra ở môi trường đất, đóng vai trò chủ yểu trong sự biến đổi vật chất và năng lượng đối với các hệ sinh thái trên cạn. Sinh vật trong đất rất đa dạng về thành phần loài. Ngoài các nhóm sinh vật lớn như nấm, mốc, vi khuẩn, nhiều loài vi tảo (micro-algae) còn bao gồm các đại diện của hơn 10 ngành động vật như động vật Nguyên sinh (Protozoa), Giun dẹt (Plathelminthes), Giun vòi (Nemertini), Giun tròn (Nematoda), Giun đốt (Annelida), Chân ngắn (Tardigrada), Có móc (Onycophora), Chân khớp (Arthropoda), Thân mềm (Mollusca) và các đại diện thuộc Trùng Bánh xe (Rotatoria), Giun trắng (Enchitraeidae), Mọt biển (Crustacea: Oniscoidea), một số loài lưỡng cư, bò sát và thú nhỏ (Chuột, Don, Dúi,...).

Trong số những loài động vật đất, nhiều loài sống suốt đời trong đất, nhiều loài coi đất như môi trường tạm thời, chỉ cần cho một số giai đoạn nào đó trong chu kỳ đời sống của mình. Trong số các loài côn trùng có tới 98% tổng số loài sống gắn bó với môi trường đất trong suốt cả cuộc đời.

Sinh vật đất tham gia phân huỷ sản phẩm rơi rụng của thảm thực vật ở lớp đất mặt (tầng O) để tạo mùn cho lớp đất dưới bề mặt (tầng A1). Giun đất và  nhiều loài côn trùng (kiến, mối), ấu trùng và thiếu trùng, chiếm sản lượng chủ yếu của các hệ sinh thái đất và chỉ làm cho đất tơi xốp mà còn làm tăng độ phì của đất bằng lượng mùn bã khổng.

3. Sản lượng sinh vật sơ cấp và thứ cấp của hệ sinh thái

3.1. Sản lượng sinh vật sơ cấp và sự phân bố của nó trong các hệ sinh thái

Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành từ quá trình quang hợp của thực vật và tảo, gồm sản lượng sinh vật sơ cấp thô hay tổng sản lượng sơ cấp (PG). Sinh vật tự dưỡng đồng hoá một phần nguồn chất hữu cơ do đó cho sự tồn tại và phát triển của mình (Pg), phần còn lại gọi là sản lượng sơ cấp tinh (PN) để nuôi các sinh vật dị dưỡng.

Trong sinh quyển, tổng sản lượng của các hệ sinh thái trên cạn chiếm 54%, còn trong thuỷ quyển là 46% (Field et al., 1998) với các chi tiết được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Phân bố sản lượng sơ cấp của các hệ sinh thái trên hành tinh

Các hệ sinh thái

Sản lượng tinh (PN) tính theo petagram C/năm (1petagram = 1015g = 109 tấn)

Đại dương

Trên cạn:

- Rừng mưa nhiệt đới

- Rừng lá rộng theo mùa

- Rừng hỗn tạp lá rộng và lá kim

- Rừng lá kim thường xanh

- Rừng lá kim rụng lá

- Savan

- Đồng cỏ nhiều năm

- Cây bụi lá rộng

- Đồng rêu

- Hoang mạc

- Các vùng canh tác

Toàn cầu

48,5

 

56,4

17,8

1,5

3,1

1,4

16,8

2,4

1,0

0,8

0,5

8,0

104,9

 

Đối với các hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sơ cấp chủ yếu tập trung trên các lớp bề mặt, càng xuống sâu hơn, giá trị đó càng giảm. Ở các vùng vĩ độ thấp, sinh khối thực vật tập trung chính ở phần trên mặt đất. Ở các vùng vĩ độ cao, quá trình phân huỷ xác thực vật đã tạo nên lớp đất màu mỡ dày hơn nhiều so với lớp đất mặt của các vùng vĩ độ thấp. Khi rừng nhiệt đới bị chặt trắng, do mưa rửa trôi lớp màu mỡ này của đất, lượng bốc hơi lớn còn kéo lên tầng đất mặt các kim loại (nhôm,  sắt...) và tạo ra các lớp đất đá ong, còn được gọi là hiện tượng “đá ong hoá” hay “feralit hoá”.

Ở biển và đại dương, sự sống phân bố theo chiều thẳng đứng sâu hơn, tầng quang hợp chỉ nằm trong lớp nước được chiếu sáng, tập trung tại độ sau nhỏ hơn 100m, thường từ bề mặt đến sải nước sâu 50 – 60m. Nước ven bờ có độ trong thấp, nhưng giàu muối dinh dưỡng nên sản lượng sơ cấp cao, ở ngoài khơi đại dương, mặc dù độ trong lớn, nhưng muối dinh dưỡng nghèo trở thành yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của phytoplankton, kéo theo là sự nghèo nàn của năng suất sinh học thứ cấp.

Trong các thuỷ vực ở vùng ôn đới, sản lượng sinh vật sơ cấp thường cao hơn so với các thuỷ vực thuộc vĩ độ thấp bởi vì toàn bộ khối nước của chúng được xáo trộn 2 lần trong năm, trong khi ở các thuỷ vực sâu (hồ sâu, biển) ở vùng nhiệt đới xích đạo quanh năm nước bị phân tầng, trừ các khu vực nước trồi (upwelling) hay nơi giáp ranh giữa các hoàn lưu với sự xuất hiện của dòng thăng-giáng (divergent và convergent) mang nguồn muối dinh dưỡng giàu có từ khối nước sâu bổ sung cho tầng nước bề mặt.

3.2. Sản lượng sinh vật thứ cấp của hệ sinh thái

            Sản lượng sinh vật thứ cấp được nhóm sinh vật dị dưỡng sản sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn. Để đánh giá sản lượng sinh học thứ cấp đối với các nhóm sinh vật biển, người ta thừa nhận tỷ lệ (%) của thành phần các chất khác nhau theo sinh khối và dung tích năng lượng của chúng như sau:

Bảng 3.10. Sinh khối và dung tích năng lượng của các nhóm  động vật (Bogorov, 1974)

Nhóm động vật

Nước

Protein

Lipit

Gluxit

Chất tro

E (kJ)

Zooplankton

70

12

3

3

12

2,1

Zoobenthos

63

10

1

3

23

1,9

Nekton

73

19

4

1

3

4,5

 

Trong nước ngọt, các nhóm động vật cũng có những giá trị tương tự.

Hiện nay, có nhiều phương pháp đánh giá sản lượng sinh vật thứ cấp, chẳng hạn, số lượng và khối lượng được tính theo 2 biểu thức tương ứng sau:

N = Nr + Nm + Nt + Nf

P = Bm + Bi + Bf + Bd + (B2 – B1)                              

Trong đó: N - Số lượng sinh vật thứ cấp cần tính.

Nr: Số lượng sinh vật còn lại ở cuối thời gian nghiên cứu.

Nm : Số lượng sinh vật bị chết.

Ni :  Số lượng sinh vật đã biến thái thành dạng trưởng thành hoặc đi khỏi vùng.

Nf : Số lượng sinh vật bị sinh vật khác sử dụng làm thức ăn.

P : Số lượng sinh vật cần tính.

Bm : Khối lượng sinh vật bị chết.

Bi : Khối lượng sinh vật đã biến thái hoặc di cư khỏi vùng.

Bf : Khối lượng sinh vật bị vật khác sử dụng làm thức ăn.

Bd : Khối lượng sinh vật bị tiêu hao trong quá trình trao đổi chất.

(B2 – B1): Sự gia tăng sinh khối ở 2 thời điểm nghiên cứu t2 t1.

Công thức cơ bức sản lượng chung được mô tả dưới đây:

                        P(t2-t1) = Bt2 – Bt1 + P’                                                 

Trong đó: P(t2-t1)  - Sản lượng sinh vật gia tăng trong khoảng thời gian t1 – t2.

Bt1 Bt2 – Sinh vật lượng ở thời điểm t1  t2.

P’ - Khối lượng sinh vật bị hao hụt trong khoảng thời gian t1 – t2.

Sản lượng sinh vật thứ cấp biến động do nhiều nguyên nhân: trước hết là nguồn thức ăn, sau là hiệu quả sử dụng và đồng hoá thức ăn cũng như các điều kiện môi trường vô sinh và hữu sinh khác đảm bảo cho quá trình dinh dưỡng của các nhóm động vật.

Trên cơ sở nguồn dữ liệu khá đầy đủ được tổng hợp lại, năng suất sinh học của các nhóm sinh vật chính của đại dương được đánh giá như sau (Bogorov và nnk., 1984):

- Sinh vật lượng vi khuẩn dao động từ 2 – 10mgC/m3, hệ số P/B ngày đêm là 0,5 – 1,0 với sản lượng ngày đêm là 0,5 – 1,5g/m2, lượng chất hữu cơ được vi khuẩn phân huỷ trong một ngày đêm là 1,5 – 4,5g/m2 (Sorokin và nnk., 1975).

- Sinh vật lượng trung bình của microplankton (Infusoria. Rotatoria, các giai đoạn sau nauplius của Copepoda) chiếm khoảng 30 – 40% sinh vật lượng Zooplankton.

- Sinh vật lượng trung bình của Mesoplankton và Macroplankton ở các lớp nước tầng mặt (dày 100m) trong đại dương dao động từ một vài mg đến 500mg/1m3 nước hoặc cao hơn. Tổng sinh khối là 21,5 tỷ tấn với P/B là 2,5 thì sản lượng chung là 53 tỷ tấn.

- Sinh vật lượng Zoobenthos của đại dương cũng dao động từ một vài mg đến một vài kg/m2, trong đó 80% tập trung ở vùng nước nông thềm lục địa. Theo độ sâu, sinh vật lượng Zoobenthos giảm ( bảng 3.11)

Bảng 3.11. Phân bố sinh khối trung bình theo độ sâu

Dải độ sâu (m)

Sinh khối trung bình (g/m2)

Tổng sinh khối (106 tấn)

0 – 200

200

5.500

200 – 3000

20

1.104

> 3000

0,2

6

 

Tổng sinh vật lượng của Zoobenthos toàn đại dương khoảng 10 tỷ tấn với P/B là 1/3 và tổng sản lượng được đánh giá là 3 tỷ tấn.

- Động vật Nekton có sinh vật lượng là 1 tỷ tấn, P/B là 0,2 và sản lượng chỉ đạt 200 triệu tấn. Do đó, mức khai thác cho phép của đại dương là 100 triệu tấn mỗi năm

Từ số liệu trên, một lần nữa lại khẳng định rằng, trong xích thức ăn của các hệ sinh thái nói chung, tổng sản lượng thứ cấp của các bậc dinh dưỡng sau thường thấp hơn so với các bậc dinh dưỡng trước nó, tổng sản lượng của vật dữ đầu bảng bao giờ cũng nhỏ nhất.

Đối với các hệ sinh thái trên cạn, hiệu suất sử dụng năng lượng của các bậc dinh dưỡng thường thấp hơn so với các hệ dưới nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét