Enzim (Enzyme - E)
Enzim là chất xúc tác sinh học có hoạt tính cao
tác động trong môi trường phù hợp với sự sống. Các chất tham gia trong phản ứng
do E xúc tác gọi là cơ chất (ký hiệu S). E có tính đặc hiệu tuyệt đối hoặc
tương đối. Trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sản
phẩm của phản ứng này sẽ là cơ chất của phản ứng tiếp theo
Ngày nay, người ta đã có thể tổng hợp được một số
E bằng phương pháp hoá học, các E này gọi là synzyme. Các kháng thể có hoạt
tính xúc tác gọi là abzyme. Axit ribonucleic có hoạt tính xúc tác gọi là
ribozyme.666
Enzim được
cấu trúc từ protein ngoài ra còn có
Coenzim.
E có thành phần là protein gọi là E một thành
phần. E có cấu trúc gồm protein (apoenzyme -ApoE) và coenzyme (CoE) gọi là E
hai thành phần ( Holoenzyme -HoloE). Coenzyme (CoE) đóng vai trò là trung tâm
hoạt động của E và làm bền
1.2. Các bậc cấu trúc của phân tử E
Bản chất của E là phân tử protein có dạng hình
hạt, vì vậy cũng có các bậc cấu trúc như protein là bậc 1, 2, 3, 4.
(i) Cấu trúc bậc 1: Là trình tự sắp xếp các a.a
trong phân tử, được giữ vững nhờ liên kết peptit. Khi thay đổi một vài a.a trong phân tử thì có
thể làm thay đổi hoạt tính xúc tác của E.
+) Cấu trúc bậc 2: Là cấu trúc xoắn cục bộ như
xoắn a,
b,
… Cấu trúc bậc 2 được giữ vững chủ yếu nhờ liên kết hydrogen. Tỷ lệ % các kiểu
cấu trúc bậc 2 cũng như % của một kiểu cấu trúc trong phân tử của các E khác
nhau là không giống nhau. Ví dụ: Tỷ lệ xoắn a trong phân tử lysozyme là 35%, trong ribonucleaza
là 17%...
(ii). Cấu trúc bậc 3: Là dạng cuộn lại trong không
gian của toàn bộ chuỗi polypeptit có dạng như một khối cầu. Đặc tính cấu trúc
cũng như độ bền của cấu trúc bậc 3 chủ yếu nhờ các tương tác yếu như liên kết
hydro, tương tác ion giữa các nhóm tích điện trái dấu,… Liên kết hydro được tạo
thành giữa hydro của các nhóm
(iii). Cấu trúc bậc 4 (E. oligomer): Là những E có
hai hay nhiều chuỗi polypeptit (đã có cấu trúc bậc 3) liên kết với nhau. Mỗi
chuỗi polypeptit thành viên gọi là phần dưới đơn vị, các phần dưới đơn vị có
thể giống nhau hay khác nhau, tuỳ theo số lượng phần dưới đơn vị mà có tên gọi
tương ứng là dimer, tetramer, hexamer,… Phần lớn E oligomer có phần dưới đơn vị
là số chẵn, chỉ có một số ít E oligomer là số lẻ.
Phần lớn các E đã biết là các E oligomer có khối
lượng phân tử lớn. Các E oligomer được điều hoà nhanh, chính xác và đa dạng hơn
các E monomer. Hình dạng phân tử của các E thì khá đa dạng.
1.3. Trung tâm hoạt động của E (TTHĐ)
Mặc dù toàn bộ phân tử E có vai trò quan trọng đối
với hoạt tính xúc tác của E, tuy nhiên có một phần nhỏ của phân tử E kết hợp
với cơ chất, tham gia trực tiếp phản ứng tạo thành hoặc cắt đứt các liên kết
của phân tử cơ chất để tạo ra sản phẩn của phản ứng được gọi là TTHĐ của E.
TTHĐ của E có những đặc điểm sau:
+) Chỉ chiếm một thể tích nhỏ trong phân tử nằm
trong “túi” (Pocket) hay trong “khe” (Ueft) ở gần hoặc trên bề mặt phân tử.
+) Bao gồm các nhóm chức khác nhau của gốc R của Axit
amin, các phân tử H2O liên kết, các nhóm chức của CoE… Các nhóm chức
của a.a thường gặp trong TTHĐ của E như SH, nhóm cacboxyl, nhóm – OH,… Khi các
nhóm này bị bao vây thì E mất hoạt tính. Biết được các nhóm chức trong TTHĐ của
E thì khi sử dụng E cần tránh các chất có thể phản ứng với chúng.
+) Có cấu hình không xác định, dưới tác dụng của
các yếu tố bên ngoài hay khi tương tác với cơ chất hoặc các chất khác.
Trong nhiều trường hợp còn có các ion kim loại,
nếu kim loại giữ vai trò xúc tác thì E sẽ mất hoạt tính khi tách bỏ kim loại và
hoạt tính được phục hồi (tái hoạt hoá) sau khi thêm ion kim loại vốn có trong
E.
Các ion kim loại thường gặp trong TTHĐ của E như
Fe, Co, Mn, Zn, Cu,… Các kim loại này có thể liên kết với các a.a hoặc ở trong
thành phần của CoE.
+) Cấu hình không gian giữa TTHĐ và cơ chất được
hình thành trong quá trình E tiếp xúc với cơ chất.
+) Tương tác giữa E với S là những tương tác yếu dễ
dàng bị cắt đứt trong quá trình phản ứng để giải phóng E và sản phẩm phản ứng.
+) TTHĐ của các E có cấu trúc bậc 4 có thể định vị
ở một phần dưới đơn vị, hoặc ở trên các phần dưới đơn vị khác nhau, do đó khi
phân li thành các phần dưới đơn vị thì hoạt tính của E bị giảm hoặc mất hoạt
tính.
2. Phân loại và đặt tên E (Có bản chất
Protein)
Từ năm 1961, Hội nghị hoá sinh quốc tế đã thống
nhất phân loại các E thành 6 lớp chính dựa vào kiểu phản ứng do E xúc tác như
sau:
Bảng 1.2. Bảng phân loại và đặt tên enzim (có bản
chất protein)
1.Oxydoneductaza: |
Xúc
tác cho các phản ứng oxy hoá - khử. |
2.
Transpheraza: |
Xúc
tác cho phản ứng chuyển vị từ cơ chất này sang cơ chất khác. |
3.
Hydrolaza: |
Xúc
tác cho phản ứng thuỷ phân (bẻ gãy các liên kết) |
4.
Lyaza: |
Xúc
tác cho phản ứng cắt đứt liên kết tạo thành 2 phân tử nhưng không cần nước
hoặc loại H2O tạo thành nối đôi hoặc kết hợp phân tử H2O
vào nối đôi. |
5.
Isomeraza: |
Xúc
tác sự tái phân bố các nguyên tử trong cơ chất, làm biến đổi đồng phân này thành
đồng phân khác, nghĩa là xúc tác cho phản ứng đồng phân hoá. |
6.
Lifgaza: |
Xúc
tác tạo liên kết hoá học mới có sử dụng năng lượng từ ATP. Lifgaza xúc tác sự
tổng hợp nên hydratcacbon, protein và các đại phân tử khác. |
Tên
gọi của E thường theo phản ứng mà chúng xúc tác hoặc theo cơ chất mà chúng tác
động cộng đuôi aza. Ví dụ: Các enzym xúc tác phản ứng thuỷ phân gọi là enzym
thuỷ phân và có tên là Hydrolaza, hoặc theo cơ chất tác động (xenlulaza ,
lipaza , proteaza)… Ngoại lệ, nhiều enzym được gọi bằng tên người phát hiện đầu
tiên như enzym pepsin.
Mỗi E có thù hình không gian đặc thù (TTHĐ) phù
hợp với cấu trúc cơ chất mà nó xúc tác. Hiện tượng xảy ra theo ba bước:
1. Cơ chất được liên kết với TTHĐ của E bằng liên kết
ion yếu tạo nên phức hệ E-S.
2. Sản phẩm của phản ứng được tạo thành.
3. E được giải phóng nguyên vẹn và có thể tiếp tục
xúc tác lên cơ chất mới.
Đối với một số E, ngoài TTHĐ còn có vùng đặc trưng
khác được gọi là trung tâm điều chỉnh thì đòi hỏi phải có nhân tố điều chỉnh,
chúng liên kết với trung tâm điều chỉnh và làm cho TTHĐ biến đổi thù hình phù
hợp với S.
Trong bất kì phản ứng hoá học nào, các phân tử
tham gia phản ứng đều cần nhận được một số năng lượng cần thiết từ xung quanh
trước khi phản ứng có thể xảy ra. Năng lượng cần nhận để làm mất ổn định các
liên kết hoá học vốn có và khởi động phản ứng được gọi là năng lượng hoạt hoá.
Quá trình tác động lên liên kết hoá học để giảm năng lượng hoạt hoá gọi là sự
xúc tác. Trong các hệ thống sống tế bào, mô, cơ thể thì E là chất xúc tác sinh
học làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách liên kết với S và làm thay đổi hình
dạng của chúng, E làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
Hoạt động của E được điều hoà bằng nhiều cơ chế:
+) Sự định khu và phân bố hoạt động của E: Mỗi
loại E có tác động đặc hiệu lên một loại cơ chất và một loại phản ứng. Ví dụ:
Pepsin hoạt động trong dạ dày phân giải protein, nhưng chúng được sinh ra trong
tế bào và do đó có thể phá huỷ tế bào. Tuy nhiên tế bào sinh ra chúng lại ở
dạng pepsinogen (tiền En zim) không có hoạt tính và chỉ khi được tiết vào dạ
dày có pH Axit thì chuyển đổi từ pepsinogen thành pepsin...
+) Điều hoà hoạt động theo mối liên hệ ngược:
Những họ E hoạt động phối hợp theo kiểu dây chuyền nối tiếp nhau. Các sản phẩm
trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng của dây chuyền là nhân tố hoạt hoá hoặc kìm
hãm các E của phản ứng trước hay sau dây chuyền.
+) Điều hoà dị hình không gian: Là cơ chế điều
chỉnh hình thù TTHĐ của E làm cho nó ở trạng thái hoạt động hoặc bất hoạt.
Thường thì TTHĐ được điều chỉnh thay đổi hình thù thông qua trung tâm điều
chỉnh bằng cách liên kết với các nhân tố điều chỉnh
3.3. Tính chất và vai trò của E
+) Hoạt tính
mạnh: Hoạt tính mạnh của E thường được biểu hiện bằng số vòng quay, tức là số
phân tử cơ chất được chuyển hoá trong thời gian 1 giây bởi 1 phân tử E. Ví dụ:
Số vòng quay của E catalaza (Phân giải H2O2 ® H2O
+ O2) là 4x107, của E chymotripxin (Phân giải Protein) là
1x102,… Đa số E có số vòng quay vào khoảng 1000 -10000 lần.
+) Tính chuyên
hoá đặc hiệu: Đa số E có tính chuyên hoá tuyệt đối. Tuy nhiên cũng có những E
chuyên hoá tương đối, có thể tác động lên nhiều cơ chất có cấu trúc gần giống
nhau.
+) Sự phối hợp
hoạt động giữa các E: Trong tế bào các E thường hoạt động theo kiểu dây chuyền,
nghĩa là sản phẩm của E trước là cơ chất của E sau. Ví dụ: trong hạt lúa mạch
đang nẩy mầm có quá trình:
Tinh bột ————® Maltoza ————® Glucoza
+) Tồn tại của
E trong tế bào: Trong tế bào E có thể ở dạng hoà tan trong tế bào chất, ví dụ
như các E của quá trình đường phân, hoặc định khu trong các bào quan của tế
bào, ví dụ: Các E thuỷ phân trong lizoxom, các E oxy hoá – khử của chu trình
crep nằm trong ti thể.
+) E được tổng
hợp tại các ribôxôm và được sử dụng trong tế bào được gọi là E nội bào hoặc E
được tiết ra khỏi tế bào môi trường và thực hiện xúc tác trong môi trường được
gọi là E ngoại bào. Ví dụ: Vi khuẩn và nấm tiết ra E ngoại bào để phân giải các
chất, ở động vật các E ngoại bào như amilaza, pepsin,… đổ vào ống tiêu hoá để
tiêu hoá thức ăn.
Có thể khái
quát vai trò của E gồm 2 điểm cơ bản:
+) Xúc tác các
phản ứng hoá học: Nhờ xúc tác của E mà sự đồng hoá và dị hoá diễn ra một cách
nhanh chóng trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.
+) Kiểm soát
các phản ứng hoá học đặc biệt. Nhờ có tính đặc thù cao nên E kiểm soát được các
phản ứng hoá học đặc biệt và điều chỉnh tốc độ phản ứng tương ứng với điều kiện
trao đổi chất của cơ thể.
3.3.3. Những
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của E.
+) Nhiệt độ: Đa
số E hoạt động ở nhiệt độ tối ưu là 40 -500C. Vận tốc phản ứng do E
xúc tác chỉ tăng lên khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, chưa ảnh
hưởng đến cấu trúc của E. Đại lượng đặc
trưng cho ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc phản ứng là hệ số Q10
là tỷ lệ của vận tốc phản ứng ở một nhiệt độ nào đó so với vận tốc phản ứng ở
nhiệt độ thấp hơn 100C
Phần lớn phản
ứng E có hệ số Q10 là 2, tức là vận tốc phản ứng của E tăng cao 2
lần khi nhiệt độ tăng lên 100C cho đến khi đạt tới nhiệt độ tối ưu
(điểm K). Ở nhiệt độ tối ưu hoạt tính của E đạt tối đa. Sau điểm K hoạt tính
của E giảm dần cho tới điểm D thì E mất hoạt tính hoàn toàn. Đối với đa số E,
nhiệt độ điểm D là 600C, vì ở nhiệt độ này E đã bị biến tính (không
còn duy trì cấu hình không gian bình thường). Mỗi loại E có nhiệt độ tối ưu
riêng. Ở động vật đó là nhiệt độ của cơ thể. Ở một số thực vật và vi khuẩn E có
nhiệt độ tối ưu cao, ví dụ ở cây đu đủ E papaza có nhiệt độ tối ưu tới 650C,
ở vi khuẩn cổ nhiệt độ tối ưu là 90 - 1000C.
+) Độ pH: Mỗi
loại E chỉ hoạt động trong một giới hạn độ pH nhất định, ví dụ: E amilaza có
hoạt tính tối đa ở pH = 7, nếu dung dịch trở nên Axit (dưới 7 đến 4) hoặc trở
nên kiềm (từ 7 đến 9) hoạt tính của E bị giảm. Ở độ pH 4 và 9 E mất hoạt tính.
Có những loại E hoạt động tốt trong điều kiện Axit mạnh (ví dụ E pepsin trong
dạ dày) hoặc kiềm mạnh (các E trong ruột non). Nếu độ pH tối ưu bị thay đổi sẽ
dẫn đến kìm hãm hoặc phá huỷ E.
+) Nồng độ cơ
chất: Khi nồng độ cơ chế tăng thì hoạt tính của E tăng theo nhưng chỉ tăng đến
một giới hạn nào đó và về sau khi nồng độ cơ chất vẫn tăng thì hoạt tính của E
không tăng lên nữa. Nếu nồng độ E tăng cao thì hiệu suất hoạt động của E lại
tăng lên.
+) Nồng độ E:
Nói chung, trong điều kiện thừa cơ chất, tốc độ phản ứng phụ thuộc tuyến tính
vào nồng độ E:
V = k[E] (V: vận tốc phản ứng;
[E]: nồng độ E)
Cũng có những
trường hợp khi nồng độ E quá lớn thì tốc độ phản ứng của E tăng chậm. Vì thế
người ta thường tiến hành lựa chọn nồng độ E trước khi xác định hoạt độ E hoặc
nghiên cứu động học phản ứng E.
+) Các chất ức
chế E: Hoạt tính của E có thể bị ức chế bởi một số chất khác nhau, thường được
phân thành hai loại chất ức chết là ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh
tranh.
+) Các chất ức
chế cạnh tranh:
Các chất này
thường có cấu tạo hoá học và hình thù khá giống với cơ chất. Khi có mặt cả cơ
chất và chất ức chế thì sẽ xẩy ra sự cạnh tranh về TTHĐ dẫn đến sự kìm hãm hoạt
động của E. Ví dụ cơ chất của E sucxinatdehydrogenaza là Axit sucxinic và sản
phẩm là Axit Fumaric, nhưng khi có mặt của Axit malonic thì hoạt tính của E này
bị kìm hãm, vì Axit malonic có cấu tạo giống với Axit sucxinic nên tạm thời
chiếm lĩnh TTHĐ của E tạo thành phức hệ E. Chất ức chế bền vững không còn TTHĐ
cho cơ chất. Một lượng nhỏ chất ức chế cũng đủ làm giảm mạnh tốc độ phản ứng.
+) Các chất ức
chế không cạnh tranh:
Là các chất ức
chế không kết hợp với TTHĐ của E và không chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất.
Các chất ức chế không cạnh tranh thường là các ion kim loại nặng như ion thuỷ
ngân, bạc,… Các chất này kết hợp với phân tử E gây nên những biến đổi gián tiếp
hình thành TTHĐ làm cho nó không còn phù hợp với cấu hình của cơ chất. Nhiều
chất độc như các muối Arsen, Xyanic,… cũng có tác động như thế.
3.4. Một số ứng dụng của E trong sản xuất và đời sống
E có những đặc
tính ưu việt so với các chất xúc tác khác:
+) Có hiệu quả
xúc tác cao, có thể làm tăng vận tốc phản ứng lên tới 105 – 1012
lần so với khi không có xúc tác.
+) Có thể hoạt
động ở điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường (nhiệt độ 20 - 400C,
pH từ 5 - 8).
+) Có tính đặc
hiệu cao.
Nhiều loại E
không bị mất hoạt tính trong dung môi hữu cơ. Do đó sử dụng E sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Có thể sử dụng
E theo hai cách:
Cách 1: Không tách E
khỏi nguyên liệu, điều chỉnh các yếu tố vật lý, hoá học thích hợp cho hoạt động
của E sẵn có để chuyển hoá cơ chất sẵn có trong nguyên liệu.
Cách này đã
được sử dụng từ lâu, dễ thực hiện, nhưng phạm vi ứng dụng có giới hạn.
Cách 2: Tách E khỏi
nguyên liệu, sản xuất các chế phẩm E có độ sạch khác nhau để sử dụng trên nhiều
đối tượng khác nhau, vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo cách này,
E được sử dụng rộng rãi hơn, nhưng cần phát triển công nghệ E, tìm biện pháp để
làm giảm giá thành chế phẩm E.
E đã và đang
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu cấu trúc phân tử.
- Phân tích các
chất, xác định chính xác hàm lượng các chất.
- Ứng dụng
trong công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
- Ứng dụng trong
y, dược.
Ngày nay E đã được sản xuất trên quy mô công
nghiệp bằng quá trình nuôi cấy vi sinh vật trên dây chuyền tự động trong các lò
phản ứng sinh học. Người ta đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra nhiều giống vi
sinh vật chuyển gen nhằm tạo ra nhiều chế phẩm E đáp ứng nhu cầu sử dụng trong
sản xuất và đời sống. Nhiều loại E được sản xuất với khối lượng lớn, như
proteaza từ vi khuẩn khoảng 500tấn/năm, glucoamilaza khoảng 300 tấn/năm,
α-amilaza khoảng 300 tấn/năm, glucoisomeaza khoảng 50 tấn/năm,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét