Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Sinh lí tuần hoàn

 

1. Cấu tạo của tim

1.1. Các thành phần cấu tạo của tim người

Tim người nằm trong lồng ngực, được bao bọc bởi bao tim bằng mô liên kết. Góc tim nằm phía trên vào khoảng giữa xương ức, mõm tim thon lại nằm phía dưới, lệch về bên trái khoảng 40% so với trục cơ thể và nằm giữa khoảng gian sườn thứ năm và thứ sáu. Từ gốc đến mõm tim dài khoảng 12 cm. Tim nam giới trưởng thành nặng khoảng 300g và nữ là 250g. Người Việt Nam nhẹ hơn một chút ít, ở nam là 270g và nữ là 240g.

Tim có vách ngăn chia tim thành hai nửa riêng biệt là nửa tim trái và nửa tim phải. Tim trái lớn hơn tim phải, chiếm khoảng 2/3 tim. Tim trái mang máu đỏ tươi, tim phải chứa máu đỏ thẩm. Mỗi nửa tim lại được chia thành 2 ngăn là ngăn tâm nhĩ và ngăn tâm thất, giiữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất, phía nửa tim trái là van 2 lá, phía nửa tim phải là van 3 lá. Giữa tâm thất với động mạch chủ và động mạch phổi có van tổ chim còn gọi là van bán nguyệt. Các van có vai trò đảm bảo cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất đổ vào động mạch.

1.2. Cơ tim

Cơ tim được cấu tạo bởi các tế bào cơ tim được gọi là sợi . Sợi cơ tim vừa có tính chất cơ vân vừa có tính chất cơ trơn. Sợi cơ tim có những vân ngang và nhiều nhân tương tự sợi cơ vân, các sợi cơ tim tiếp xúc với nhau nhờ các đĩa nối song không có sự liên kết màng giữa hai sợi cơ. Ở một số điểm nhất định của đĩa nối màng của hai tế bào cơ nằm cạnh nhau áp sát nhau được gọi là điểm liên hệ (nexus). Ở hai bên của màng nexus có dung dịch giống nhau chứa nhiều K và ít Ca. Tại đây điện trở được truyền bằng con đường điện học và có thể bằng cả con đường hoá học từ sợi cơ này sang sợi cơ khác

1.3. Hệ dẫn truyền hưng phấn của tim

Hệ dẫn truyền hưng phấn của tim gồm các tế bào phát nhịp ở nút xoang và nút nhĩ thất, các con đường  dẫn truyền liên nút và liên nhĩ, bó His với các nhánh của nó là mạng lưới puôckin.

Nút xoang nằm ở chỗ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, rộng khoảng 3mm, dài 15mm và dày 1 mm. Trong nút đó có hai loại tế bào chưa biệt hoá là  các tế bào phát nhịp phân bố ở trung tâm và các tế bào chuyển tiếp phân bố ở ngoại vi. Các sợi của nút xoang liên hệ với các sợi cơ của hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất.

Nút nhĩ thất ở người nằm ở dưới lớp nội mạc của thành tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Nút nhĩ thất phía trên liên hệ với các sợi từ nút xoang, phía dưới nhóm lại thành bó His.

Bó His xuất phát từ nút nhĩ thất, tới vách liên thất thì chia làm hai nhánh phải và trái chạy dưới nội tâm mạc đến hai tâm thất. Ở đây mỗi nhánh lại chia thành nhiều nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim, tạo thành mạng lưới poockin.

2. Chức năng của tim và chu kì hoạt động của tim

2.1. Chức năng của tim

2.1.1. Các đặc tính của cơ tim

(i). Tính hưng phấn: Được biểu hiện bằng sự phát sinh điện thế hoạt động khi đáp ứng lại tác dụng của kích thích. Đặc điểm điẹn thế hoạt đọng của cơ tim phụ thuộc vào hoạt động của kênh Ca-Na chậm. Thời gian kênh Ca-Na mở ra kéo dài khoảng vài chục phần trăm giây, tạo điều kiện để cho một lượng lớn các ion Ca và Na kéo dài trạng thái khử cực của màng. Vì thế trên đường ghi điện thế hoạt động của cơ tim có một đoạn thẳng được gọi là cao nguyên Platcan. Đây là điểm khác biệt giữa điện thế hoạt động của cơ tim và cơ vân. một nguyên nhân nữa tạo cao nguyên trên điên thế hoạt động của cơ tim là sự giảm tính thấm của K+ qua màng cơ tim khi phát sinh điện thế hoạt động. Lúc này tính thấm của các K+ qua màng cơ tim chỉ còn 1/5 so với trước đó. Do các K + không thấm ra ngoài điều này đã góp phần kéo dài trạng thái khử cực của màng sợi cơ tim. Nhờ thời gian khử cực kéo dài mà tim thực hiện được chức năng bơm máu.

(ii). Tính trơ có chu kì:

Hưng phấn của cơ tim biểu hiện qua các giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn trơ tuyệt đối tương ứng với quá trình khử cực của màng cơ tim. Lúc này một kích thích mới không có khả năng gây hưng phấn, nghĩa là không thể làm cho cơ co nữa thời gian trơ tuyệt đối của cơ tim ở tâm thất khoảng 0,25 - 0,3 giây. Trong trường hợp nhịp co bóp của tim là 70 lần/phút thì thời gian trơ tuyệt đối là 0,2 s, thời gian trơ tuyệt đối ở tâm nhĩ từ 0,1- 0,15s.

- Giai đoạn trơ tương đối diễn ra sau giai đoạn trơ tuyệt đối ứng với lúc màng tải cực. Trong giai đoạn này cơ tim cơ thể đáp ứng lại với kích thích mới có cường độ cao hơn cường độ ngưỡng bình thường bằng một nhịp co. Thời gian trơ tương đối kéo dài khoảng 0,03 s.

- Giai đoạn hưng vượng diễn ra tiếp theo  giai đoạn trơ tương đối, giai đoạn rất ngắn và có lúc không có. Giai đoạn hưng vượng ứng với quá trình giảm phân cực của màng. Lúc này một kích thích yếu có cường độ dưới ngưỡng cũng có thể gây co cơ.

- Giai đoạn phục hồi hoàn toàn khả năng hưng phấn ứng với trọng thái phân cực của màng như trước lúc bị kích thích. Lúc này kích thích ngưỡng có tác dụng  làm co bóp như bình thường.

Chính sự diễn biến của quá trình hưng phấn qua các giai đoạn nói trên mà cơ tim có tính trở có chu kỳ.

(iii). Tính dẫn truyền:

Cơ tim và hệ thống dẫn truyền hưng phấn trong tim (các nút, bó His và mạng lưới Pookin) có khả năng dẫn truyền các điện thế hoạt động, sự dẫn truyền hưng phấn ở từng phần khác nhau của tim có những đặc điểm riêng.

Hưng phấn dưới dạng xung động bắt nguồn từ nút xoang truyền tới tâm nhĩ theo kiểu nan hoa, kéo dài 10 - 20 ms với tốc độ 1m/s hưng phấn truyền đến tâm nhĩ trái chậm hơn so với tâm nhĩ phải khoảng 20-30 ms. Hưng phấn từ tâm nhĩ truyền tới nút nhĩ thất kéo dài khoảng 12 - 13 ms với tốc độ, 0,1- 0,2 ms. Hưng phấn được giữ lại ở nút nhĩ -  thất khoảng 90 – 100 ms, sau đó truyền theo bó His đến các sợi pookin. Tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở thân bó his là 2m.s, ở nhánh bó his là 3 đến 4m/s, ở các sợi Pookin là 5m/s

(iv). Tính tự động của tim.

Tính tự động của tim biểu hiện ở khả năng tự động phát các điên thế hoạt động một cách nhịp nhàng của hệ thống nút. Xung động gây cho tim co bóp phát sinh ở nút xoang rồi truyền đi khắp tim. Nút nhĩ thất, tâm nhĩ, tâm thất, bó His cũng có khả năng tự động phát xung nhịp nhàng khi chúng không tiếp nhận được các xung từ các nút xoang truyền đến. Nút xoang và nút nhĩ thất đều có khả năng tự động phát xung một cách nhịp nhàng.

Tần số phát xung tự động của các phần khác nhau của tim là khác nhau. Ví dụ: nút xoang là 70 - 80 nhịp/phút, các sợi Puôckin là 15 - 40 nhịp/phút...

Tính tự động phát xung nhịp nhàng là đặc tính của các tế bào phát nhịp. Cơ chế tự động phát xung nhịp nhàng của các tế bào phát nhịp trong nút xoang là do lúc màng ở trạng thái nghỉ có sự khử cực chậm tự động và sự vân chuyển các ion Na và Ca từ ngoài vào trong tế bào và sự giảm tốcc độ đi ra ngoài tế bào của các ion K. Kết quả làm giảm trạng thái phân cực của màng, điện thế màng không duy trì ở mức 60mV mà giảm xuống còn 40 mV., đây là mức ngưỡng dẫn đến sự xuất hiện điện thế hoạt động. Lúc này các Ca2+ xuyên mạnh vào trong tế bào, làm cho mặt ngoài tích điện âm so với mặt trong (màng khử cực). Biên độ chung của điện thế hoạt động đạt đến 100mV hay hơn nữa. Điện thế hoạt động gây khử cực các tế bào lân cận và quá trình hưng phấn được lan truyền klhắp tim. Sau đó các bơm Na+ - Ca2+ và Na+ - K+ hoạt động đẩy Ca2+ , Na+,   K+ ra ngoài. Mặt ngoài màng lại mang điện tích dương như cũ và quá trình ngược lại được lặp lại.

2.1.2. Chu kì hoạt động của tim

Chu kì hoạt động của tim gọi tắt là chu chuyển tim là toàn bộ hoạt động của tim kể từ lúc tim co lần trước bắt đầu co sau. Trong trường hợp sinh lý bình thường, tần số co bóp của tim người khoảng 75nhịp/phút. Thời gian của mỗi chu chuyển tim là 0,80. Ở trẻ sơ sinh, tần số co bóp của tim khoảng 120 - 140 nhịp, theo quá trình phát triển cá thể nhịp tim ở giảm dần. nữ, nhịp tim nhanh hơn so với nam, trung bình nhanh hơn khoảng 5 - 10 nhịp/phút. Ở người, nhịp tim cũng thay đổi theo tư thế, theo thời gian trong ngày.

Một chu chuyển tim bao gồm hai giai đoạn cơ bản là tim co (tâm thu) và tim giãn (tâm trương). Giai đoạn co (pha tâm thu); giai đoạn giãn (pha tâm trương)

2.2. Những biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim

Những biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim gồm có mỏm tim đập, tiếng tim, điện tim và một số biện pháp khác.

            a. Mỏm tim đập

Khi tâm thất thu quả tim thay đổi vị trí của nó trong lồng ngực. Có hiện tượng này là do lúc co lại, tim hơi xoay một chút, đẩy mỏm tim ra trước và đập vào thành ngực. Sờ tay lên ngực ở khoảng liên sườn V bên trái, phía trong núm vú, ta cảm nhận được chỗ nhô lên do mõm tim đập trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim.

Hiện tượng cơ học này có thể ghi được dưới dạng đồ thị cơ học tim hay tâm động cơ đồ (mechanocardiogram). Đồ thị này rất giống đồ thị áp suất trong tim, vì độ rắn của cơ tâm thất, tỷ lệ thuận với áp suất máu trong tâm thất. Do đó, trong một số trường hợp người ta ghi đồ thị cơ học mỏm tim để thăm dò chức năng tim thay cho thông tin.

            b. Tiếng tim

Tiếng tim là âm thanh phát ra trong quá trình hoạt động của tim. Dùng ống nghe áp suất lên thành ngực vùng trước tim (ở những điểm giải phẫu nhất định) ta có thể nghe hai âm thanh phát ra trong một chu chuyển tim. Người ta gọi là tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ hai. Giữa hai tiếng tim có hai khoảng im lặng ngắn và im lặng dài (hình 6).

- Tiếng tim thứ nhất (T1) còn gọi là tiếng tâm thu vì nó xuất hiện ở đầu giai đoạn tâm thất thu. Tiếng tim thứ nhất có đặc điểm là mạnh, trầm và dài (khoảng 0,08 - 0,12s) nghe rõ ở vùng mỏm tim. Nguyên nhân gây ra tiếng tim thứ nhất gồm: do đóng van nhĩ – thất, do co cơ tâm thất và do máu tống vào động mạch.

- Tiếng tim thứ hai (T2) còn gọi là tiếng tâm trương, vì nó xuất hiện ở đầu giai đoạn tâm trương. Đặc điểm của tiếng tim thứ hai là nhẹ, thanh và ngắn (khoảng 0,05 - 0,08s), nghe rõ ở vùng khe sườn II, sát xương ức. Nguyên nhân gây tiếng tim thứ hai là do đóng các van tổ chim ở gốc động mạch chủ và động mạch phổi.

Khoảng im lặng ngắn là khoảng thời gian từ lúc chấm dứt tiếng T1 và xuất hiện tiếng T2, dài khoảng 0,2 - 0,25s. Khoảng im lặng dài là khoảng thời gian nằm giữa tiếng tim thứ hai của chu chuyển tim trước và tiếng tim thứ nhất của chu chuyển tim tiếp sau, dài khoảng 0,5s.

            c. Điện tim

Cũng như các loại tế bào khác, tế bào cơ tim lúc nghỉ có điện thế màng, lúc hoạt động có điện thế hoạt động. Tổng điện thế hoạt động của các tế bào cơ tim tạo ra điện tim. Đường ghi điện tim được gọi là điện tâm đồ (electrocardiogram).

Do sự hưng phấn của các phần khác nhau của cơ tim không xuất hiện cùng một lúc, ngoài ra do sự lan truyền hưng phấn ở tim trái và tim phải, nhất là thất trái và thất phải diễn ra theo các vector ngược chiều nhau, nên điện thế ghi được ở các điểm khác nhau của tim lệch pha nhau và có vector khác nhau. Tuy vậy, các lực điện động từng phần của tim cũng có một vector chung. Đó là vector tổng hợp, hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và từ phía sau ra phía trước. Vector tổng hợp này được Waller gọi là trục diện của tim. Điện thế phát sinh ở tim theo trục diện tim được lan truyền khắp cơ thể và theo những đường sức nhất định. Do đó, đặt hai điểm cực tại hai điểm kihác nhau trên các đường sức, ta có thể ghi được hiệu số điện thế giữa hai điểm đó (hình 7).

Các cách mắc điện cực để ghi điện tim được gọi là các dạo trình. Trong thực tế, người ta thường dùng các dạo trình phổ biến sau đây:

- Các dạo trình cơ bản gồm:

+ Dạo trình I (DI): hai điện cực đặt ở tay trái và tay phải.

+ Dạo trình II (DII): hai điện cực đặt ở tay phải và chân trái.

+ Dạo trình III (DIII): hai điện cực đặt ở tay trái và chân phải.

- Các đạo trình đơn cực trước ngực gồm:

+ V1: điện cực đặt ở khe liên sườn IV trên bờ phải xương ức.

+ V2: Điện cực đặt ở khe liên sườn IV trên bờ phải xương ức.

+ V3: điện cực đặt ở giữa V2 và V4.

+ V4: điện cực đặt ở giao điểm của khe liên sườn V với đường giữa xương đòn trái.

+ V5: điện cực đặt ở giao điểm của khe liên sườn V với đường nách trước bên trái.

+ V6: điện cực đặt giữa giao điểm của khe liên sườn V với đường nách giữa bên trái.

- Các dạo trình ngực (còn gọi là dạo trình trước tim) gồm:

+ CL: các điện cực đặt ở ngữ và tay trái.

+ CR: các điện cực đặt ở ngực và tay phải.

+ CF: các điện cực đặt ở ngực và chân trái

- Các dạo trình đơn cực chỉ được tăng cường gồm:

+ aVL: ghi điện thế từ tay trái.

+ aVR: ghi điện thế từ tay phải.

+ aVF: ghi điện thế từ chân trái.

            Điện tâm đồ ghi theo các dạo trình cơ bản gồm có các sóng, phức hợp sóng và khoảng cách giữa các sóng (hình 9).

- Sóng P phản ánh quá trình hưng phấn của tâm nhĩ.

- Phức hợp các sóng QRS phản ánh quá trình hưng phấn ở tâm thất. Trong đó sóng Q biểu hiện hưng phấn ở vách liên thất và lớp dưới nội mạc của cơ tim, sóng R thể hiện hưng phấn bao trùm các thành của tâm thất, còn sóng S thì biểu hiện hưng phấn đã truyền qua tâm cơ tới ngoại tâm mạc.

- Sóng T là sóng tái cực của tâm thất.

- Khoảng PQ biểu hiện thời gian dẫn truyền hưng phấn từ tâm nhĩ đến tâm thất.

- Khoảng ST là đường đẳng diện thể hiện quá trình khử cực dạng bao trùm toàn bộ hai tâm thất. Lúc này điện thế ở hai tâm thát có trị số tuyệt đối bằng nhau, nhưng có vector ngược chiều nhau.

- Khoảng QRST là thời gian tâm thu điện học của tâm thất.

- Khoảng TP tương ứng với thời gian tâm trương điện học, lúc tâm thất giãn. Biên độ các sóng và thời gian giữa các sóng được trình bày trên bảng 2.1

Bảng 2.1. Biên độ các sóng và trị số các thời khoảng

Biên độ các sóng (mv)

Trị số thời khoảng (s)

P

Q

R

S

T

PQ

QRS

RR

QT

0,1 - 0,3

- 0,1

1,4

- 0,1

0,3

0,12

0,08

0,66

0,35

 

2.3. Lưu lượng và công của tim

a. Lưu lượng của tim

Mỗi lần tâm thu, tâm thất trái tống ra động mạch chủ một lượng máu khoảng 60-80ml, trung bình là 70ml. Lượng máu này được gọi là thể tích tâm thu. Với nhịp tim khoảng 70 nhịp/phút, thì khôid lượng máu được tống vào vòng tuần hoàn lớn trong mỗi phút là 4-5 lít. Khối lượng máu này được gọi là lưu lượng tim hay thể tích phút.

Lưu lượng tim được tính theo công thức sau:

Trong đó: Q là lưu lượng tim

Qs là thể tích tâm thu

Fc là tần số của tim

b. Công của tim

Công của tim là trị số tổng hợp của thế năng dùng để thắng áp lực máu sẵn có trong động mạch và động năng của dòng máu chảy trong mạch máu.

Công của tim được tính theo công thức:

Trong đó: W là công của tim

p là áp lực máu sẵn có trong động mạch được tính bằng

chiều cao (cm) của cột máu được tống ra khi tâm thu

m là thể tích tâm thu (g)

V là tốc độ vận chuyển dòng máu (cm/s)

g là gia tốc

3. Vận chuyển máu trong mạch và huyết áp

3.1. Quy luật vận chuyển máu trong mạch

Máu vận chuyển trong các mạch tuân theo quy luật huyết động học. Theo quy luật này, lưu lượng chất lỏng Q chảy theo ống qua một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với hiệu số giữa áp lực ở đoạn đầu ống (p1) và áp lực ở đoạn cuối ống (p2) và tỷ lệ nghịch với sức cản (R) của dòng chảy:

Áp dụng vào hệ tim mạch ở người, ta có áp lực ở nơi tĩnh mạch chủ đổ vào tim gần bằng không, nên công thức được chuyển thành:

      

Trong đó:          Q là lưu lượng máu do tim tống r

                                                    p là trị số huyết áp trung bình trong động mạch chủ

                                      R là trị số sức của thành mạch

            Từ đó                p = Q.R

Như vậy, áp lực p tại cửa động mạch chủ tỷ lệ thuận với thể tích máu do tim tống ra và trị số sức cản ngoại vi. Áp lực (p) trong động mạch chủ và lưu lượng Q của tim có thể xác định trực tiếp, từ đó tính được sức cản ngoại vi – một chỉ số quan trọng nhất, cho biết trạng thái của hệ thống mạch máu.

Sức cản ngoại vi của hệ thống mạch máu là tổng số sức cản riêng biệt của từng mạch máu. Sức cản R của bất kỳ một mạch máu nào cũng xác định được theo định luật Poiseulle.

   

Trong đó:

                            l là chiều dài của ống dẫn; 

                             h là độ quánh của chất lỏng chảy trong ống       

               r là bán kính của ống dẫn

Mô hình hệ thống mạch máu có thể là hệ thống gồm nhiều mạch nối với nhau theo cách nối song song hoặc nối tiếp. Trong trường hợp nối tiếp sức cản chung bằng tổng số sức cản của mỗi mạch: R = R1 + R2 + R3 + … + Rn, còn trong trường hợp nối song song, sức cản chung được tính theo công thức: R = l/R1 + l/R2 + l/R3 + … + l/Rn. Độ quánh của máu cũng không phải là trị số cố định. Khi chảy qua các động mạch nhỏ, trị số độ quánh của máu giảm xuống. Điều này là do các yếu tố hữu hình trong máu ít xáo trộn, số lượng các lớp máu được vận chuyển trong các mạch có đường kính hẹp tương đối không nhiều nên độ quánh (còn gọi là sức ma sát trong) của máu cũng giảm.

Theo định luật Pascal, tốc độ dòng máu chảy trong mạch tỷ lệ nghịch với tiết diện của mạch máu. Động mạch chủ có tiết diện lớn nhất nên tốc độ dòng máu ở dây cao nhất, đạt đến 50 cm/s. Ở các mao mạch có diện tích nhỏ nhất, nên tốc độ vận chuyển máu trong chúng chỉ bằng 0,5mm/s. Khi chảy đến tĩnh mạch chủ, tốc độ dòng máu tăng lên, đạt 20 - 25 cm/s.

3.2. Vận chuyển máu trong động mạch

3.2.1. Đặc tính của động mạch

Động mạch có hai đặc tính quan trọng là tính đàn hồi và tính co bóp. Động mạch đàn hồi, giãn to ra dưới tác dụng của huyết áp cao lúc tâm thu và co nhỏ lại như cũ khi huyết áp giảm thấp lúc tâm trương. Nhờ tính đàn hồi mà dóng máu chảy liên tục trong mạch, mặc dù tim co bóp, tống máu vào động mạch từng đợt và cũng nhờ tính đàn hồi mà lượng máu lưu chuyển trong mạch được tăng lên, hiệu suất bơm máu của tim cũng cao hơn. Động mạch co bóp được nhờ có những sợi cơ trơn trê thành mạch. Đặc tính này giúp cho động mạch có khả năng thay đổi tiết diện để điều hòa lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

3.2.2. Huyết áp động mạch

Huyết áp động mạch, thường được gọi tắt là huyết áp, được tạo ra bởi công của tim, lượng máu và sức cản trong hệ mạch. Huyết áp là một trong các chỉ số sinh lý quan trọng của cơ thể. Phươg tiện hay dụng cụ để xác định huyết áp được gọi là huyết áp kế. Người ta thường dùng huyết áp kế Ludwig để nghiên cứu huyết áp trên các động vật thí nghiệm.

Trên đồ thị ghi huyết áp ở các động vật thí nghiệm (chó, thỏ, mèo) thấy có các loại sóng sau:

- Sóng cấp 1, còn gọi là sóng a là những sóng nhỏ do tim co bóp tạo ra. Nhánh lên của sóng thể hiện huyết áp tối đa, tương ứng với tâm thu. Nhánh xuống của sóng thể hiện huyết áp tối thiểu, tương ứng với tâm trương.

- Sóng cấp II, còn gọi là sóng b hay sóng hô hấp là những sóng đồng nhịp với nhịp hô hấp. Trên mỗi sóng b có 5-6 sóng a. Nhánh lên của sóng b tương ứng với khi hít vào. Lúc này do sức hút của lồng ngực, máu dồn về tim nhiều hơn, do đó, máu cũng được tống ra mạch nhiều hơn nên huyết áp có tăng lên. Nhánh xuống của sóng b tương ứng với thời gian thở ra, lúc này huyết áp hơi giảm.

- Sóng cấp III, còn gọi là sóng g. Sóng g trên đồ thị là đường nối các đỉnh của sóng b. Sóng g được tạo nên do sự thay đổi trương lực của thành mạch dưới ảnh hưởng của các xung động thần kinh từ trung khu vận mạch truyền đến.

Huyết áp ở người thường được xác định ở động mạch cánh tay bằng các loại huyết áp kế khác nhau: huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử v.v…

Nguyên lý của phương pháp do huyết áp ở người là dùng một bao cao su giữ được không khí quấn quanh cánh tay. Sau đó bơm không khí vào bao cho áp suất trong bao cao hơn so với huyết áp động mạch. Xong, xả hơi từ từ để cho áp duất trong bao giảm dần xuống. Khi áp suất trong bao giảm bằng áp suất trong động mạch lúc tâm thu, ta quan sát được mức dao động của cột thủy ngân hoặc dao động của kim trên đồng hồ do huyết áp. Lúc này cũng nghe được tiếng đập qua ống nghe được đặt ở dưới bao cao su. Trị số cột thủy ngân (tính bằng mmllg) hoặc chỉ số trên đồng hồ lúc này là trị số của huyết áp tối đa. Tiếp tục hạ áp suất trong bao hơi xuống, ta nghe được tiếng đập rõ dần rồi sau đó lại giảm đến tiếng đập cuối cùng (hoặc tiếng đập có sự thay đổi âm sắc rõ rệt trong trường hợp tiếp đập có thể nghe suốt đến tận khi áp suất ở trong bao xuống bằng không). Tiếng đập này tương ứng với huyết áp tối thiểu. Huyết áp tối đa ở người Việt Nam trưởng thành là 110-115 mmllg, huyết áp tối thiểu là 60-70 mmllg.

Phân tích huyết áp động mạch ở người, ta thấy có bốn loại, đó là huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp hiệu số và huyết áp trung bình (hình 8).

- Huyết áp tối đa, còn gọi là huyết áp tâm thu đó là áp lực máu cao nhất đo được ở động mạch trong thời gian tâm thu. Huyết áp tối đa phụ thuộc vào hoạt động của tim trước hết là sức co bóp của tim và lượng máu do tim tống ra trong một đơn vị thời gian.

- Huyết áp tối thiểu, còn gọi là huyết áp tâm trương, đó là áp lực máu thấp nhất đo được ở động mạch trong thời gian tâm trương. Huyết áp tối thiểu phụ thuộc vào trương lực của mạch máu. Nó biểu hiện cho sức cản ngoại vi mà cơ tim cần phải vượt qua để tống máu ra động mạch.

- Huyết áp hiệu số là mức chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Huyết áp hiệu số biểu hiện hiệu lực tâm thu. Bình thường huyết áp hiệu số dao động khoảng 50 mmllg.

- Huyết áp trung bình là trị số áp suất, mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi như vậy trong suốt một chu chuyển tim, thì có hiệu lực bơm máu bằng đúng một chu chuyển tim với áp suất biến động lên cao lúc tâm thu, xuống thấp lúc tâm trường. Huyết áp trung bình không nằm giữa trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, mà gần với trị số tâm trương hơn.

Ở người, tại động mạch chủ huyết áp khoảng 120-140 mmllg, tại các động mạch lớn từ 110-125 mmllg, tại các động mạch nhỏ từ 70-80 mmllg, tại tiểu động mạch từ 40-60 mmllg, tại mao mạch từ 20-40 mmllg. Trị số huyết áp (tối đa/tối thiểu) ở người và một số động vật khác nhau được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 2.1. Huyết áp tối đa và tối thiểu ở người và một số động vật

Đối tượng

Huyết áp động mạch (mmllg)

Người (động mạch cánh tay)

120/80

Khỉ Macaca thesus (động mạch cánh tay)

160/130

Ngựa (động mạch cánh)

170/100

Bò (động mạch đùi)

100-140/35-50

Lạc đà (động mạch đuôi)

130-155/50-75

Dê, cừu (động mạch bẹn)

110-120/50-65

Chó (động mạch cánh)

110/70

Thỏ (động mạch cánh)

100/70

Chuột (động mạch cánh)

130/90

Gà (động mạch cánh)

150/40

Ếch (động mạch chủ)

22/11

Huyết áp động mạch tăng theo tuổi. Người ở tuổi 50 - 60 huyết áp tối đa khoảng 125 -135 mmllg, huyết áp tối thiểu khoảng 80-85 mmllg. Huyết áp ở nam giới cao hơn so với ở nữ giới. Huyết áp tối đa ở người có giá trị cao nhất vào lúc 16-18h, thấp nhất ở 2- 4h sáng. Khi hoạt động và có cảm xúc, huyết áp tăng lên, sau đó trở về mức bình thường khi ngừng hoạt động và giảm cảm xúc.

3.2.3. Tốc độ chảy của máu trong động mạch. Sóng mạch

Tốc độ dòng máu chảy trong các động mạch phụ thuộc vào hiệu số huyết áp ở phần đầu và phần cuối mạch, vào tiết diện chung của các mạch máu. Hiệu số huyết áp càng lớn, tốc độ dòng máu càng lớn, ngược lại, tiết diện chung của các mạch máu càng lớn, tốc độ dòng máu càng nhỏ.

Tốc độ dòng máu cao nhất quan sát được ở động mạch chủ. Trong thời gian tâm thu, tốc độ dòng máu ở đây đạt khoảng 500 - 600 mm/s, trong thời gian tâm trương chỉ số này là 150 - 200 mm/s. Ở các động mạch lớn tốc độ dòng máu bằng 150 - 200 mm/s. Trong các động mạch nhỏ tốc độ dòng máu bằng 5 mm/s, trong các mao mạch giảm còn 0,5 mm/s. Tốc độ dòng máu trung bình trong các tĩnh mạch tăng lên đến 60-140 mm/s và đến 200 mm/s ở tĩnh mạch chủ.

Thời gian tối thiểu, cần để dóng máu chạy qua khắp vòng tuần thủy ngân lớn ở người khoảng 21- 22 s, ở một số động vật khác như ngựa khoảng 30s, chó 15 - 18s, chuột bạch 7,5s.

Khi tim co bóp tống máu vào động mạch, trên thành các động mạch quan sát được những dao động được gọi là mạch. Đường ghi dao động trên thành mạch gọi là mạch đồ (sphygmogram). Trên mạch đồ có thể xác định được tốc độ truyền sóng mạch. Ví dụ: người khỏe mạnh tốc độ truyền sóng mạch vào khoảng 7 - 10 m/s, cao hơn nhiều lần so với tốc độ dòng máu chảy trong mạch này (0,5 m/s). Tốc độ dẫn truyền sóng mạch tỷ lệ thuận với trương lực thành mạch cũng như bề dày của thành mạch và tỷ lệ nghịch với đường kính của mạch. Thành mạch càng cứng tốc độ dẫn truyền càng nhanh. Do đó, ở người lớn tuổi tốc độ dẫn truyền sóng mạch cao hơn so với người trẻ tuổi. Ở người bị cao huyết áp tốc độ dẫn truyền sóng mạch tăng rất mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét