Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: SINH THÁI 1

Câu 1: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.           B. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
C. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.             D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?
A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.
B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.
C. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
D. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.
Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A. Các con cá chép sống trong một cái hồ.                   B. Các con chim sống trong một khu rừng.
C. Các cây cọ sống trên một quả đồi.               D. Các con voi sống  trong rừng Tây Nguyên.
Câu 4: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mối quan hệ giữa các cá thể.            B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.             C. Kiểu phân bố.          D. Tỷ lệ đực cái.
Câu 7: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.        D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Câu 8: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là
A. không khí.    B. nước.                       C. ánh sáng.                 D. gió.
Câu 9: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ
A. hội sinh.                   B. ký sinh.                    C. cộng sinh.                D. cạnh tranh.
Câu 10: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.           
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
Câu 12: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp II.         B. sinh vật sản xuất.      C. sinh vật phân hủy.                 D. sinh vật tiêu thụ cấp I.
Câu 13: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.  B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.          D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
Câu 14: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. cạnh tranh.  B. ký sinh.        C. vật ăn thịt – con mồi.            D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 15: Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
Câu 16: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm.  B. động vật ăn thịt và con mồi.             C. hội sinh.       D. cạnh tranh khác loài.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
B. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
Câu 18: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5oC, thời gian một vòng đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 25oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là
A. 30 ngày.  B. 15 ngày.  C. 25 ngày.  D. 20 ngày.
Câu 19: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa  à  diều hâu   à  chuột  à  rắn.                      B. Lúa   à  chuột   à    rắn   à  diều hâu. 
C. Lúa   à   rắn    à  chuột  à    diều hâu.                 D. Lúa   à    chuột     à  diều hâu   à    rắn. 
Câu 20: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.                                                    B. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.              D. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét