Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: Tiến Hóa 2

Câu 51: Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến
 A. có hại.                    B. trung tính.                 C. nhiễm sắc thể.                      D. có lợi.
Câu 52: Thể song nhị bội
 A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
 B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.       C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
 D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
Câu 53: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
 A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
 B. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
 C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.            D. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
Câu 54: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT.
A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
Câu 55: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là :
 A. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
 B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.
 C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
 D. Chọn lọc tự nhiên không tác  động ở những giai  đoạn  đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
Câu 56: Nói về bằng chứng phôi sinh học (phôi sinh học so sánh), phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đđ khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. 
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đđ giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đđ giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. 
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
Câu 57: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.    B. sự phát triển và sinh sản của những kiểu gen thích nghi hơn.
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. củng cố ngẫu nhiên những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại.
Câu 58: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến.                         B. biến dị cá thể.                       C. đột biến.                  D. biến dị tổ hợp.
Câu 59: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên.           B. Các yếu tố ngẫu nhiên.                C. Chọn lọc tự nhiên.         D. Đột biến.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
D. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
Câu 62: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.
B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
C. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên?
A. CLTN đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
C. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
D. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
Câu 65: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
Câu 66: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
Câu 67: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của CLTN có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.
F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
Câu 68: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A. Pecmi.         B. Cacbon (than đá)     C. Silua.                       D. Cambri.
Câu 69: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
Câu 70: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một
trong những bằng chứng chứng tỏ
A. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa.          B. sự tiến hóa không ngừng của sinh giới.
C. nguồn gốc thống nhất của các loài.                D. quá trình tiền hóa đồng quy của sinh giới (tiến hóa hội tụ).
Câu 71: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài  mới
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 72: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này.Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A.   Tần số alen A và alen a đều giảm đi                                    B.   Tần số alen A và alen a đều không thay đổi
C.   Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên                       D.   Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi
Câu 73: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 74: Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhận tố chọn lọc định hướng là kết quả của
A. Chọn lọc ổn định                  B. Chọn lọc phân hoá     C. Chọn lọc vận động       D. Sự biến đổi ngẫu nhiên
Câu 75: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.                B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.        D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Câu 76: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. B. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
C. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 77: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 78: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
Câu 79: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
C. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 80: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. N2, NH3, H2 và hơi nước.                          B. CH4, CO2, H2 và hơi nước.
C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.                        D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
Câu 81: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.                       B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.               D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 82: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.   D. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của QT.
Câu 83: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.          B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.          D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Câu 84: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.             B. chọn lọc chống lại alen lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.                       D. chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 85: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:
A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
Câu 86: Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng
A. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất.
B. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
D. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình.
Câu 87: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 88: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.                     B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.  D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 89: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. 
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).                   B. (1), (4).                    C. (3), (4).                   D. (1), (2).
Câu 90: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a.
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
B. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét