Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: SINH THÁI 2

Câu 21: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
A. theo chu kì nhiều năm.  B. theo chu kì mùa.   C. theo chu kì tuần trăng.          D. không theo chu kì.
Câu 22: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
 A. cộng sinh                B. hội sinh                    C. hợp tác                    D. kí sinh - vật chủ
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái ?
 A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
 B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
 C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
 D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Câu 24: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là
 A. sinh vật phân huỷ     B. động vật ăn thịt         C. động vật ăn thực vật             D. sinh vật sản xuất
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học ?
 A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết
 B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.
 C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.
 D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.
Câu 26: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là 
 A. sâu bọ        B. thực vật thân cỏ có hoa        C. thực vật hạt trần                   D. địa y
Câu 27: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là :
 A. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật   
 B. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật
 C. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật
 D. tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật
Câu 28: Trong một hệ sinh thái
 A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình
 B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó
 C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình
 D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
Câu 29: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).
Câu 30: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải.                 B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.                       D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.
Câu 31: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 33: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ
A. hợp tác.                   B. cạnh tranh.               C. dinh dưỡng.                         D. sinh sản.
Câu 34: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển.                                 B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển.                             D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển.
Câu 35: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.                 B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.   D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
Câu 36: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.                      B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.               D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.    
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 39: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 40: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là
A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được.
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét