SỞ GD ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG 12 CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC
(Đề thi gồm 02 trang) (180
phút, không kể thời gian giao đề )
PHẦN VI
SINH VẬT
Câu 1: (2,0
điểm)
1. Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật có trường hợp xảy ra
hiện tượng sinh trưởng kép. Cho biết đặc điểm của hiện tượng này?
2. Loài vi
sinh vật nào không cần sắc tố quang hợp mà vẫn tổng hợp được chất hữu cơ từ CO2 trong không khí? Cho ví dụ cụ thể.
PHẦN TẾ
BÀO HỌC
Câu
2: (2,0 điểm)
1. Trình
bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ
có ở tế bào động vật.
2. Nêu
sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp
và trên màng ty thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như
thế nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
Một
tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên
phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con tạo thành đều tham
gia giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Tỉ lệ trứng được thụ
tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo thành.
1. Xác
định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục
cái nói trên?
2. Các
hợp tử được tạo thành đều nguyên phân bình thường với số lần như nhau,
môi trường đã cung cấp 31744 nhiễm sắc thể. Xác định bộ nhiễm sắc
thể 2n của của loài? (Cho biết 2 <
n < 100)
PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT
Câu 4: (2,5 điểm)
Nêu những điểm khác nhau giữa:
1. Hô hấp hiếu khí và quang hợp.
2. Hai dạng phosphoril hóa quang
hợp.
Câu 5: (1,5 điểm)
1. Trình bày khái niệm áp suất rễ?
Giải thích vì sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp.
2. Vì sao bảo quản nông sản cần
khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
PHẦN SINH LÝ ĐỘNG VẬT
Câu 6: (2,5
điểm)
1. Phân biệt
hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
2.
Cấu tạo phế nang của phổi người và thú có ý nghĩa gì trong quá trình hô hấp?
PHẦN DI TRUYỀN HỌC
Câu 7: (1,5 điểm)
1. Khi không có tác nhân gây đột
biến (tác nhân vật lý, hoá học, sinh học) đột biến gen có thể xảy ra hay không?
2. Nêu các đặc điểm khác nhau cơ bản trong phiên mã ở sinh vật nhân
sơ với sinh vật nhân thực.
Câu
8: (2,0 điểm)
1. Phân biệt nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực?
2. Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị
bội và thể tự đa bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
Câu
9: (2,0 điểm)
Một loài thực vật, gen A quy
định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định thân cây màu xanh,
gen b quy định thân cây màu đỏ. Kết quả theo dõi một thí nghiệm lai 2
cơ thể có kiểu gen dị hợp thu được thế hệ con có 4 kiểu hình khác
nhau với số lượng là 750 cây, trong đó có 30 cây thấp, thân đỏ.
Hãy cho biết số lượng cây cao,
thân xanh đồng hợp về các gen trội (thuần chủng) là bao nhiêu?
PHẦN THỰC HÀNH
Câu
10: (2,0 điểm)
Người ta nuôi vi khuẩn vi khuẩn giấm (Acetobacter suboxydans) trên môi
trường lỏng chứa các chất dinh dưỡng phù hợp. Ở từng thời điểm người ta tính sự
sinh trưởng của vi khuẩn giấm theo lnN = f(t), kết quả ghi trong bảng sau:
t (giờ)
|
lnN
|
t (giờ)
|
lnN
|
0
|
11,50
|
9
|
15,75
|
1
|
11,50
|
10
|
16,55
|
2
|
11,50
|
11
|
17,05
|
3
|
11,50
|
12
|
17,40
|
4
|
11,85
|
13
|
17,55
|
5
|
12,45
|
14
|
17,65
|
6
|
13,25
|
15
|
17,70
|
7
|
14,10
|
16
|
17,75
|
8
|
14,90
|
17
|
17,75
|
1. Hãy kẻ đồ thị sinh
trưởng của vi khuẩn theo hàm số lnN = f(t).
2. Xác định các pha
sinh trưởng và ý nghĩa sinh lí của từng pha.
3. Hãy tính hằng số
tốc độ sinh trưởng riêng và thời gian một thế hệ của vi khuẩn này (lấy ln2= 0,7).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét